Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 9

Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 6 bài 9: Đọc hiểu Ca dao Việt Nam sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6.

Bài: Đọc hiểu Ca dao Việt Nam

Câu 1: Tìm các so sánh trong ba bài ca dao và lập bảng tổng hợp vào vở theo mẫu sau

Bài

Điều được so sánh

Từ so sánh

Điều dùng để so sánh

Trả lời:

Bài

Điều được so sánh

Từ so sánh

Điều dùng để so sánh

1

Công cha, nghĩa mẹ

Như

Núi Thái Sơn, nước biển Đông

2

Người có Cố, ông

Như

Cây có cội, sông có nguồn

3

Yêu nhau

Như thể

Tay chân

Câu 2: (câu hỏi 2, SGK) Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.

Trả lời:

Trong bài ca dao đầu tiên, phép so sánh được thực hiện giữa hai hình ảnh trừu tượng "công cha" và "nghĩa mẹ" với hình ảnh có thể thấy được "núi Thái Sơn", "nước Biển Đông"

Tác dụng: hình ảnh đã giúp chúng ta có thể mường tượng được khái niệm hai khái niệm khá vô hình là công cha và nghĩa mẹ, đồng thời cho thấy tình cảm của cha mẹ dành cho con to lớn vĩ đại nhường nào.

Câu 3: Sưu tầm bài ca dao về tình cảm gia đình được viết theo thể lục bát.

Trả lời:

1. Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

2. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.

3. Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

Câu 4: Tìm và giới thiệu một bài viết về hình ảnh người mẹ trong ca dao để hiểu sâu hơn các bài ca dao về tình cảm gia đình đã học.

Trả lời:

Nói đến người mẹ là nói đến nguồn suối mát của tình thương. Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng từ muôn thuở và muôn nơi của muôn triệu trái tim con người. Mẹ là ánh nắng ban mai rọi vào căn nhà ấm áp. Mẹ là dòng nước mát chảy tháng năm. Mẹ là những bông hoa tươi hồng rực rỡ. Mẹ là ánh trăng hiền dịu đêm rằm. Ai trong đời cũng có một người mẹ và người mẹ nào mà chẳng thương con. Lòng thương con của người mẹ thì thật là vô bờ. Ôi! Hạnh phúc thay cho những ai còn mẹ và bất hạnh thay cho những ai mất mẹ. Mẹ đi vào đời chúng ta bằng những lời ru ngọt hiện lên môi, bằng những nâng niu, chiều chuộng, bằng những hi sinh, nhẫn nhục và lo lắng ở đời… để cho chúng ta khôn lớn, nên người. Công ơn của mẹ có thể ví như trời, như biển, như suối nguồn không bao giờ cạn:

Ơn cha nặng lắm cha ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Lòng thương con đầy ân tình, mật ngọt của người mẹ đối với con qua đôi mắt của người thi sĩ bình dân được thể hiện bằng những hình ảnh thật cụ thể, quen thuộc, nhưng rất sinh động và đậm đà màu sắc dân tộc: Lòng mẹ như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lai. Ai đã từng ăn chuối ba hương, ăn xôi nếp mật, ăn đường mía lau thì mới thấy hết được cái thơm, cái ngon, cái ngọt ngào ý vị của nó và nhất là mới thấy hết được sự so sánh thật độc đáo này. Người mẹ nuôi con đâu có kể tháng, kể ngày, mà dẫu có kể đi chăng nữa thì cũng chẳng bao giờ kể hết, như chim trời nào ai đếm hết được lòng: Chim trời ai dễ đếm lòng Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Người mẹ nuôi con bằng tất cả lòng vị tha của mình không bao giờ màng đến sự báo đáp của con cái sau này: Mẹ nuôi con bấy lâu rồi Nuôi con khôn lớn thành người mới nghe. Mẹ nhìn thấy một nụ cười nở trên môi, thấy một lời nói bi bô ở miệng con, thấy con ăn ngon, ngủ yên… là lòng mẹ vui sướng và tràn đầy hạnh phúc. Người mẹ quí con hơn quí vàng: Có vàng, vàng chẳng hay phô Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe. Những đêm trường trở gió con đau, một. tiếng khóc, một cái giật mình, một tiếng ú ớ, một hơi thở không đều của con cũng đủ làm cho mẹ đau đớn, xôn xang, băn khoăn và lo lắng. Người mẹ biết rằng nuôi con tuy rất cực, rất khổ nhưng vẫn thấy con là niềm vui, là nguồn an ủi, là niềm hạnh phúc vô biên của mẹ. Tình thương của mẹ cho con là tất cả. Lúc chưa chồng, chưa con thì người mẹ có chú tâm đến việc trang điểm, chưng diện nhưng khi chưa có chồng con rồi thì con là duy nhất.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 10

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 6 bài 9: Đọc hiểu Ca dao Việt Nam sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 06/09/23
    • Rùa Con
      Rùa Con

      😉😉😉😉😉😉😉

      Thích Phản hồi 06/09/23
      • Xử Nữ
        Xử Nữ

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 06/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm