Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 20
Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 6 bài 20: Bài tập tiếng Việt sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6.
Bài: Bài tập tiếng Việt
Câu 1: (Bài tập 1, SGK) Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây
a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn máy cũng không no, áo vừa mặc đã căng chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị)
b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)
c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d) Mai sau bể cạn non mòn
Ả ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sóng chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng... (Nguyễn Đăng Mạnh)
Trả lời:
a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến
b) Hôi như cú: Biểu thị mùi hôi rất khó chịu.
c) Cá chậu chim lồng: Những động vật bị kìm hãm, không được thả tự do bên ngoài.
d) Bể cạn non mòn: Thời gian trôi qua dần làm thay đổi mọi thứ.
e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.
Câu 2: (Bài tập 3, SGK) Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai về tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi về). Ví dụ: cá — chim, chậu — lồng, bể— non, cạn — mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.
Trả lời:
Chín người mười ý (chín - mười)
Hồn bay phách lạc (hồn - phách)
Quýt làm cam chịu (cam - quýt)
Câu 3: Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp
chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch
a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau.
b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau.
trả lời:
a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau: đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, vững như bàn thạch
b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau: chia ngọt sẻ bùi, ba chìm bảy nổi
Câu 4: (câu hỏi 4, SGK) Ghép thành ngữ ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
Trả lời:
Câu 5: Bổ sung các từ còn thiếu để có các thành ngữ ở dạng đầy đủ. Giải thích nghĩa của các thành ngữ đó.
Trả lời:
a) Ăn cháo đá bát
b) Chọn mặt gửi vàng
c) Chở củi về rừng
d) Cưỡi ngựa xem hoa
e) Cạn tàu ráo máng
Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng một trong những thành ngữ ở câu 4
Trả lời:
"Ăn cháo đá bát" là một câu thành ngữ để lên án những hành vi không tố của con người. Ăn cháo chỉ sự hưởng thụ những thành quả, nhận những công lao mà người khác giúp đỡ mình. Đá bát chỉ sự bội bạc, vô ơn của người đã mang ơn đối với người làm ơn. Qua câu thành ngữ này, ông cha ta muốn phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa trong xã hội, sống bội bạc với những người đã có công giúp đỡ mình. Đây là lời phê phán giàu triết lý bởi cuộc sống vẫn luôn tồn tại những khó khăn mà con chúng ta cần phải vượt qua, và nếu không có sự trợ giúp từ người khác liệu chúng ta có thể vượt qua được những trở ngại đó không. Bạn làm sao lớn nên khỏe mạnh nếu như không được bố mẹ chăm sóc? Bạn làm sao biết đến con chữ nếu không có thầy cô? Sự thành công của chúng ta trong thời điểm hiện tại tất cả đều có công lao và sự hỗ trợ từ người khác, vì thế hãy luôn nhớ đến những người đã hỗ trợ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 21
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 6 bài 20: Bài tập Tiếng Việt sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.