Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 44

Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 6 bài 44: Đọc hiểu Điều không tính trước sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6.

Bài: Đọc hiểu Điều không tính trước

Câu 1. Tìm ba câu có chứa trạng ngữ trong văn bản Điều không tính trước và xác định tên của loại trạng ngữ đó.

Trả lời:

1. "Chả là cách đây 5 hôm, ......việt vị"; trạng ngữ chỉ thời gian: cách đây 5 hôm

2."Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư", trạng ngữ chỉ thời gian: chiều đó

3. ''Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa,...chặn giữa đường", trạng ngữ chỉ thời gian: Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa

Câu 2. Dẫn ra ví dụ về lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản Điều không tính trước.

Trả lời:

Lời người kể chuyện: Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư.

Lời nhân vật: Ủa, mày đi đâu đó? Tao đang đi tìm mày nè.

Câu 3. (Câu hỏi 3, SGK) Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chỉ tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc hoạ đặc điểm nhân vật “tôi”.

Trả lời:

Nhân vật tôi là một người khá hiếu chiến ( bàn kế hoạch đánh úp Nghi)

Thông minh (nghĩ cách nói dối, nói đùa để Nghi không biết về kế hoạch đánh úp của bản thân)

Câu 4. (Câu hỏi 4, SGK) Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện (phần 4)?

Trả lời:

Khi nhân vật "tôi" đã chuẩn bị trước một màn đánh úp hoàn hảo, tính chặn đầu để "xử lí" nhưng Nghi lại lôi ra hết sách đến vé xem phim, mọi chuyện tưởng sẽ đến hồi cao trào nhưng cuối cùng lại được giải quyết trong sự êm đẹp không ngờ tới được.

Câu 5. (Câu hỏi 6, SGK) Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ [...]”?

Trả lời:

Em nghĩ rằng tác giả đang ngầm nói đến sức mạnh của sự đoàn kết.

Kết này còn là một cái kết mở, là khởi đầu của một tình bạn mới sẽ phát triển trong một ngày không xa.

Câu 6. Hãy tìm thông tin từ các nguồn khác nhau và viết một bài thuyết minh ngắn gọn để trả lời câu hỏi: “Tác giá Nguyễn Nhật Ánh là ai?”.

Trả lời:

Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)[1] là một nhà văn người Việt. Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.

Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 45

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 6 bài 44: Đọc hiểu Điều không tính trước sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 08/09/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 08/09/23
      • Chanaries
        Chanaries

        ✌✌✌✌✌

        Thích Phản hồi 08/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm