Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11

Giải thích mối liên quan giữa hô hấp và nhiệt độ môi trường

Hãy giải thích mối liên quan giữa hô hấp và nhiệt độ môi trường, giữa hô hấp và hàm lượng nước trong cây.

4
4 Câu trả lời
  • Song Tử
    Song Tử

    * Sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới hô hấp của cây: Hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

    Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh.

    - Nhiệt độ thấp nhất cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0°C - 10°C tùy theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

    - Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30 - 35°C.

    - Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40 - 45°C.

    * Sự ảnh hưởng của hàm lượng nước đối với hô hấp của cây:

    Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hóa nguyên liệu hô hấp. Vì vậy, hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

    Các nghiên cứu cho thấy:

    - Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.

    - Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu).

    0 Trả lời 26/10/21
    • Mỡ
      Mỡ

      a. Hô hấp và nhiệt độ

      - Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim và trong đó có enzim của hô hấp.

      + Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 - 10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Bắt đầu từ ngưỡng nhiệt này thì enzim hô hấp mới hoạt động được.

      + Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30 - 35oC. Cũng chính là nhiệt độ tối ưu cho enzim hô hấp

      + Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40 - 45oC. Trên nhiệt độ tối đa, các enzim của hô hấp sẽ bị biến tính.

      b. Hô hấp và hàm lượng nước

      - Nước rất quan trọng với cây vì nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp hay các phản ứng thủy phân các đại phân tử để cung cấp các đơn phân cho hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

      Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Đó chính là lí do ta phá bỏ trạng thái ngủ của các hạt khô bằng nước để thúc đẩy chũng nảy mầm.

      0 Trả lời 26/10/21
      • Bi
        Bi

        a. Hô hấp và nhiệt độ

        - Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

        - Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh.

        + Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 - 10C tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

        + Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30 - 35C

        + Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40 - 45C. Trên nhiệt độ tối đa, bộ máy hô hấp sẽ bị phá huỷ.

        b. Hô hấp và hàm lượng nước

        - Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

        + Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.

        + Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.

        0 Trả lời 26/10/21
        • Rimuru Tempest
          Rimuru Tempest

          a. Hô hấp và nhiệt độ

          - Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

          - Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh.

             + Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 - 10C tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

             + Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30 - 35C

             + Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40 - 45C. Trên nhiệt độ tối đa, bộ máy hô hấp sẽ bị phá huỷ.

          b. Hô hấp và hàm lượng nước

          - Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

             + Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.

             + Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.

          <
          Loaded: 67.69%
          Remaining Time -0:57

          0 Trả lời 26/10/21

          Sinh học

          Xem thêm