Giải VBT Tiếng Việt 2 trang 33, 34, 35 Bài 16: Khi trang sách mở ra
Bài 16: Khi trang sách mở ra
- Câu 1 trang 33 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 2 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 3 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 4 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 5 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 6 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 7 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 8 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
- Câu 9 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Giải VBT Tiếng Việt 2 trang 33, 34, 35 Bài 16: Khi trang sách mở ra gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 33 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Dựa vào khổ thơ thứ nhất trong bài đọc, điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.
Khi trang sách mở ra ... xích lại Bắt đầu là ... Thứ đến là ... Sau nữa là ... Cuối cùng là ... |
Điền vào chỗ trống như sau:
Khi trang sách mở ra Khoảng trời xa xích lại Bắt đầu là cỏ dại Thứ đến là cánh chim Sau nữa là trẻ con Cuối cùng là người lớn. |
Câu 2 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật trong hai khổ thơ sau:
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió.
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.
Gạch chân như sau:
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió .
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.
Câu 3 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Câu thơ Trang sách không nói được/ Sao em nghe điều gì có nghĩa là:
☐ Trang sách không biết nói như con người nhưng vẫn cho ta biết nhiều điều |
☐ Trang sách không biết nói nhưng em vẫn nghe thấy điều gì đó. |
☑ Trang sách không biết nói như con người nhưng vẫn cho ta biết nhiều điều |
☐ Trang sách không biết nói nhưng em vẫn nghe thấy điều gì đó. |
Câu 4 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.
Gợi ý:
a. Ông Fujiko Fujio là tác giả của cuốn truyện tranh Doraemon.
b. Nhà văn Tô Hoài là tác giả của cuốn tiểu thuyết Dế mèn phiêu lưu kí.
Câu 5 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Chọn a hoặc b:
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống:
- Dao có mài mới sắc, người có học mới ...ên.
- Hay học thì sang, hay ...àm thì có.
- ...ật từng trang từng trang
GIấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
...ắn ...ót bàn tay xinh.
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
- (gắn/gắng): ... bó, cố ..., ... sức
- (nắn/nắng): ánh ..., uốn ..., ... nót
- (vần/vầng): ... thơ, ... trăng, ... trán
- (vân/vâng): ... gỗ, ... lời, ... tay
Học sinh điền vào chỗ trống như sau:
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống:
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Lật từng trang từng trang
GIấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
Nắn nót bàn tay xinh.
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
- (gắn/gắng): gắn bó, cố gắng, gắng sức
- (nắn/nắng): ánh nắng, uốn nắn, nắn nót
- (vần/vầng): vần thơ, vầng trăng, vầng trán
- (vân/vâng): vân gỗ, vâng lời, vân tay
Câu 6 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Nối từ ngữ với nhóm thích hợp:
Nối như sau:
Câu 7 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ tương ứng ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm:
Nối như sau:
Câu 8 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống:
Sách ơi thức dậy
Vở ơi học bài
Ô kìa thước kẻ
Sao cứ nằm dài ☐
Lại còn anh bút
Trốn tít nơi đâu ☐
Nhanh dậy mau mau
Theo em đến lớp ☐
(Theo Ngọc Minh)
Điền dấu như sau:
Sách ơi thức dậy
Vở ơi học bài
Ô kìa thước kẻ
Sao cứ nằm dài ?
Lại còn anh bút
Trốn tít nơi đâu ?
Nhanh dậy mau mau
Theo em đến lớp .
(Theo Ngọc Minh)
Câu 9 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức
Viết 3-4 câu tả một đồ dùng học tập dựa trên các gợi ý sau:
Gợi ý:
- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
- Nó có những đặc điểm gì? (về hình dạng, màu sắc)
- Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
- Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
(1) Hộp bút của em là một chiếc hộp bút hai tầng rất đẹp. (2) Lớp vỏ của nó có màu xanh dương, làm từ nhựa cứng nên rất chắc chắn. (3) Bên trong hộp, ngăn trên em dùng để xếp bút chì, tẩy bút chì, còn ngăn dưới thì để bút mực và thước kẻ. (4) Nhờ chiếc hộp, mà đồ dùng học tập của em luôn gọn gàng và dễ tìm kiếm.
>> Xem thêm nhiều đoạn văn khác tại Tả đồ dùng học tập của em lớp 2
-------------------------------------------------
>> Tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 1, 2
Ngoài bài Giải VBT Tiếng Việt 2 trang 33, 34, 35 Bài 16: Khi trang sách mở ra trên đây, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:
Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.