Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 5

Giáo án môn Sinh học học lớp 11

Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Nêu được vai trò của nitơ trong đời sống của cây.
  • Trình bày được quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ:Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng hợp lí.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 5.1, 5.2, SGK.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Vai trò của nitơ và con đường đồng hóa nitơ ở mô thực vật

IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể thực vật?

- Vì sao cần phải bón phân hợp lí cho cây trồng?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ.

GV: Cho HS quan sát hình 5.1, 5.2, trả lời câu hỏi:

- Em hãy mô tả thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây?

HS: Quan sát hình → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục II→ trả lời câu hỏi:

- Quá trình khử nitrat diễn ra ở đâu?

- NH3 trong mô thực vật được đồng hóa như thế nào?

- Qua trình khử nitrat có ý nghĩa gì?

HS: Nghiên cứu mục II → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

- Trong mô thực vật NH4+ được đồng hóa như thế nào?

- Sự hình thành amit có ý nghĩa như thế nào?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi.

GV: Nhận xét và bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây.

GV: Cho nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu các dạng Nitơ chủ yếu trên Trái đất?

- Hoàn thành PHT

Dạng nitơ

Đặc điểm

Khả năng hấp thụ của cây

Nitơ v/c

Nitơ h/c

HS: Nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 4: Tìm hiểu Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, quan sát hình 6.2 → hoàn thành PHT

Con đường

Điều kiện

Phương trình phản ứng

Hóa học

Sinh học

HS: Nghiên cứu mục II → hoàn thành PHT.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 5: Tìm hiểu phân bón với năng suất cây trồng và môi trường.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục V, trả lời câu hỏi:

- Thế nào là bón phân hợp lí?

- Phương pháp bón phân?

HS: Nghiên cứu mục V → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ.

- Vai trò chung: Nitơ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

- Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của prôtêin, enzim, côenzim axit nucleic, diệp lục, ATP… trong cơ thể thực vật.

- Vai trò điều tiết: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.

II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÓA NITƠ Ở THỰC VẬT.

Sự đồng hóa nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:

1. Quá trình khử nitrat.

- Được thực hiện trong mô rễ và mô lá.

- Quá trình chuyển hóa NO3- thành NH3 trong mô thực vật theo sơ đồ sau:

NO3- → NO2- → NH4+

- Mo và Fe hoạt hóa các enzim tham gia vào quá trình khử trên.

- Ý nghĩa: Hạn chế tích lũy nitrat trong mô thực vật.

2. Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật.

Gồm 3 giai đoạn:

- Amin hóa trực tiếp các axit xêtô:

axit xêtô + NH4+ axit amin

- Chuyển vị amin:

axit amin + axit xêtô → axit amin mới + axit xêtô mới

- Hình thành amit:

axit amin đicacbôxilic + NH4+ → amit

* Ý nghĩa của sự hình thành amit: Giải độc NH4+, dự trữ NH4+.

III. NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TỰ NHIÊN CHO CÂY

1. Nitơ trong không khí

- Nitơ phân tử (N2) – cây không hấp thụ được, nhờ VSV có định thành NH3- cây hấp thụ.

- Nitơ ở dạng NO, NO2 gây đọc cho cây.

2. Nitơ trong đất:

Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng:

+ Nitơ khoáng(NO3- và NH4+) - cây hấp thụ trực tiếp.

+ Nitơ hữu cơ (xác sinh vật) - cây không hấp thụ trực tiếp được, nhờ VSV đất khoáng hóa thành NO3- và NH4+.

IV. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITƠ TRONG ĐẤT VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ.

1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất.

Gồm 2 quá trình:

- Qua trình amon hóa:

Nitơ hữu cơ VK amon hóa NH4+

- Quá trình nitrat hóa:

NH4+ Nitrôsô NO2 Nitrôbacter NO3

* Trong đất còn xảy ra quá trình phản nitrat hóa gây mất nitơ trong đất.

NO3- vk phản nitrat hóa N2

2. Quá trình cố định nitơ phân tử.

- Con đường hóa học cố định nitơ:

N2 + H2 → NH3

- Con đường sinh học cố định nitơ: do các VSV thực hiện.

+ Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam.

+ Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium

V. PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRÒNG VÀ MÔI TRƯỜNG.

1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng.

Bón phân: Đúng loại, đủ lượng. đúng nhu cầu của giống, đúng thời điểm, đúng cách.

2. Các phương pháp bón phân:

- Bón qua rễ: Bón lót, bón thúc.

- Bón qua lá.

3. Phân bón và môi trường: Lượng phân bón dư thừa thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 11

    Xem thêm