Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 47
Giáo án môn Sinh học học lớp 11
Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 47: Bài tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án điện tử lớp 11 môn Sinh học này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Sinh học 11 bài 47: Bài tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Phân biệt và trình bày được mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển, những điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật và động vật ý nghĩa của sinh trưởng, phát triển đối với sự duy trì và phát tán của loài.
- Kể được tên các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
- Phân biệt sinh trưởng với phát triển qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở thực vật và động vật.
- Kể được tên các hoocmôn điều hòa sinh sản ở thực vật và động vật.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh và bản trong hình phóng to về sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở thực vật và ở động vật, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sinh đẻ có kế hoạch? Hãy nêu các biện pháp tránh thai?
3. Bài mới:
Mở bài: Các em đã học các chương về sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật và ở động vật. Bài hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức chủ yếu đã học thuộc các chương trên.
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1Sinh trưởng:
- Khái niệm sinh trưởng.
- Đặc trưng sinh trưởng của thực vật, động vật.
* Học sinh thực hiện lệnh r mục I. 1 SGK trang 187
- Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Các hoocmôn thực vật và ứng dụng của chúng?
- Những điểm giống nhau và khác nhau của hoocmôn thực vật và động vật?
2. Phát triển:
Là quá trình bao gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái (hình thành các mô, cơ quan khác nhau trong chu trình sống của cá thể).
* Học sinh thực hiện lệnh mục I.2 SGK
* Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ sau để phân biệt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở TV
Dùng phiếu học tâp sau để giúp học sinh so sánh sự sinh trưởng và phát triển giữa TV và ĐV:
Phiếu học tập
Tiêu chí so sánh | Thực vật | Động vật |
Biểu hiện của sinh trưởng | Phần lớn vô hạn (trừ TV ngắn ngày) | Phần lớn là hữu hạn |
Cơ chế của sinh trưởng | Phân chia và lớn lên của các TB ở mô phân sinh | Phân chia và lớn lên của các TB ở mọi bộ phận cơ thể |
Biểu hiện của PT | Gián đoạn | Liên tục |
Cơ chế của phát triển Điều hoà sinh trưởng Điều hoà phát triển | Sinh trưởng, phân chia và phân hoá các TB nhưng quy trình đơn giản hơn. Phitohoocmon là chất điều hoà sinh trưởng của thực vật bao gồm 2 loại: Nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm kìm hãm sinh trưởng Phitocrom là sắc tố enzim có tác dụng điều hoà sự phát triển chất này tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố... | Sinh trưởng, phân chia và phân hoá TB nhưng quy trình phức tạp hơn - Điều hoà sinh trưởng được thực hiện bởi hoocmon sinh trưởng và hoocmon tirôxin... - Đối với loại phát triển biến thái được điều hoà bởi hoocmon biến thái và lột xác Ecđixơn và Juvenin. - Đối với loại phát triển không qua biến thái được điều hoà bởi các hoocmon sinh dục |
B. SINH SẢN
Học sinh hiểu được khái niệm về sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật và ở động vật. Lưu ý: Về những điểm giống nhau và khác nhau trong sinh sản ở thực vật và động vật. Vai trò của hiện tượng sinh sản đối với sự phát triển của loài. Các hình thức sinh sản (vô tính, hữu tính) có cơ sở tế bào học là giống nhau.
* Học sinh thực hiện lệnh r mục III
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng sau:
Bảng 2: Sinh sản ở thực vật và động vật
Các hình thức sinh sản | Thực vật | Động vật |
Sinh sản vô tính | Là sự hình thành cây mới có đặc tính giống cây mẹ, từ một phần của cơ quan sinh dưỡng | Là hình thức sinh sản chỉ cần một cá thể mẹ để tạo ra cá thể con |
Sinh sản hữu tính | Là hình thức tạo cơ thể mới do có sự thụ tinh của hai giao tử đực và cái. | Là hình thức sinh sản tạo cá thể mới nhờ có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái. |
Bảng 3: Ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính và hữu tính
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
I. Ưu điểm: 1. ...................................................... 2. ..................................................... 3. ...................................................... ... ....................................................... II. Nhược điểm 1. ................................................. 2. ................................................ 3. ................................................ | I. Ưu điểm: 1. ................................................. 2. ................................................ 3. ................................................ ... ................................................. II. Nhược điểm 1. ................................................. 2. ................................................ 3. ................................................ |
Bài tiếp theo: Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 48
Ngoài bài giáo án môn sinh học lớp 11 bên trên, VnDoc còn cung cấp lời giải bài tập SGK và giải bài tập SBT môn học này nhằm giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo: