Giáo án Sinh học 9 bài Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến
Giáo án Sinh học lớp 9
Giáo án Sinh học 9 bài Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến giúp học sinh nhanh chóng nắm được một số đột biến hình thái thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh ảnh.
Bài 26: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
A. MỤC TIÊU.
I. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.
- Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản hiển vi.
II. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành. Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác kênh hình, làm việc với SGK.
III. Thái độ: Say mê học tập yêu thích bộ môn.
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi quan sát xác định từng dạng đột biến.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Thực hành – quan sát , hoàn tất một nhiệm vụ.
2. Phương tiện:
- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa chuột và người.
- Tranh ảnh về các kiểu hình đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dâu tây, dưa hấu...
- 2 tiêu bản về bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.
- Bộ NST lưỡng bội (2n), tam bội (3n), tứ bội (4n).
- Kính hiển vi (nếu có).
D. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới:
1. Khám phá: GV nêu yêu cầu của bài thực hành. Phát dụng cụ cho các nhóm.
2. Kết nối: