Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 19: Hướng động

Giáo án môn Sinh học lớp 11

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 19: Hướng động để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Sinh học lớp 11 bài: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người

Giáo án Sinh học lớp 11 bài: Ôn tập chương 1

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 20: Ứng động

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

  • Vai trò của cảm ứng đối với sự tồn tại của sinh vật.
  • Khái niệm hướng động. Vai trò hướng động
  • Các loại hướng động: Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực, hướng nước, hướng tiếp xúc

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hướng động vào thực tiễn sản xuất

II. CHUẨN BỊ:

Hình SGK: Vận động hướng sáng của cây, phản ứng sinh trưởng của cây đối với tác nhân trọng lực

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

  • SGK tìm tòi.
  • Vấn đáp gợi mở.
  • Trực quan tìm tòi

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Giảng bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

* Tìm hiểu khía niệm hướng động

TT1: GV yêu cầu HS quan sát hình 23.1, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình 23.1 và nhận xét sự thay đổi hướng sinh trưởng của các cây đặt trong điều kiện khác nhau?

+ Kích thích đồng đều lên mọi hướng thì TV sẽ sinh trưởng theo hướng nào?

+ Để trả lời kích thích thực vật thực hiện quá trình gì?

+ Hướng vận động sinh trưởng của thực vật trả lời của thực vật trả lời kích thích từ 1 phía?

TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động

TT1: GV yêu cầu HS quan sát hình 23.3, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình 23.3 nhận xét rễ và chồi hướng động dương hay âm với ánh sáng

TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

TT4: GV yêu cầu HS quan sát hình 23.3, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Nếu cây được trồng theo tư thế nằm ngang

+ Giải thích hiện tượng xảy ra ở trường hợp a và c trong hình 23.3.

TT5: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.

TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

TT7: GV yêu cầu HS quan sát hình 23.3, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Hướng hoá là gì? Tác nhân kích thích?

TT8: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.

TT9: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

TT 10: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Giải thích sự vận động của tua cuốn và cây đối với giàn leo (hình 23.4)

TT 8: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.

TT 9: GV nhận xét, bổ sung → kết luận

I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG.

+ Vận động sinh trưởng

+ Trả lời kích thích từ một hướng xác định.

- 2 kiểu hướng động:

+ Hướng động dương: Vận động sinh dưỡng hướng về nguồn kích thích

+ Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích.

II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG

1. Hướng sáng:

+ Chối cây hướng động dương

+ Rễ cây hướng động âm

2. Hướng trọng lực

- Nếu cây trồng ngang. Rễ cây hướng xuống dưới (hướng trọng lực dương) thân cây quay lên trên (hướng trọng lực âm)

- Hướng trọng lực ảnh hưởng bởi tác nhân auxin. Sự quay liên tục làm cho phân phối auxin đồng đều nên không gây sự vận động sinh dưỡng đối với trọng lực.

3. Hướng hoá

+ Tác nhân kích thích : Các chất hoá học

- Hướng hoá dương: Đối với các chất dinh dưỡng cần thiết

- Hướng hoá âm: Đối với các chất độc cho cây

4. Hướng nước

- Tác nhân kích thích: Nước hoặc hơi nước

- Rễ cây hướng nước dương

5. Hướng tiếp xúc

+ Hướng tiếp xúc dương của cây leo đối với vật cứng mà nó tiếp xúc

3. Củng cố:

  • Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật?
  • Hướng động là gì? Đặc điểm của tác nhân kích thích và đặc điểm việc trả lời kích thích?
  • Nêu hiện tượng hướng sáng, hướng nước đối với đời sống của cây?

4. Bài tập về nhà: SGK

V. Dặn dò:

  • Tìm hiểu hoạt động của lá cây trinh nữ với sự tiếp xúc?
  • Hoạt động của cây bắy mồi?
  • Đồng hồ hoa là gì?
  • Loại tác nhân kích thích có định hướng hay không?
Đánh giá bài viết
1 839
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 11

    Xem thêm