Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án STEM lớp 4 bài 2: Gió, bão

Giáo án bài học STEM lớp 4 bài 2: Gió, bão

VnDoc.com xin gửi đến quý thầy cô tài liệu Giáo án bài dạy chương trình STEM lớp 4 bài 2 Gió, bão dưới đây. Tài liệu Giáo án bao gồm giáo án file word và bài giảng điện tử powerpoint chủ đề 2 trong chương trình Bài học STEM lớp 4.

GIÁO ÁN BÀI HỌC STEM LỚP 4

BÀI 2: GIÓ, BÃO (2 tiết)

Lớp: 4

Thời lượng: 2 tiết

Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung bài 6: Gió, bão và phòng chống bão (môn Khoa học)

Mô tả bài học:

Nội dung môn Khoa học có yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế).

- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió thổi qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.

Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM /hoạt động trải nghiệm STEM “Đèn kéo quân”, học sinh sẽ làm được một chiếc đèn kéo quân bằng những dụng cụ thủ công đơn giản.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học

chủ đạo

Khoa học

- Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế).

- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió thổi qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.

Môn học

tích hợp

Toán

Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo bằng xăng-ti-mét.

Công nghệ

Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.

Mỹ thuật

Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, xếp, gắn, vẽ,… trong thực hành, sáng tạo.

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

- Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động, so sánh được độ mạnh của gió, thực hiện một số việc làm để phòng tránh gió bão phối hợp việc đo độ dài, công nghệ làm đồ chơi và các kĩ năng mĩ thuật để làm chiếc đèn kéo quân.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.

- Mẫu “Đèn kéo quân”

2. Chuẩn bị của học sinh

- Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:

STT

Thiết bị/ Học liệu

Số lượng

1

+ Que tre (15 – 25 cm),

+ dây buộc, nến, giấy nến.

+ Giấy bóng kính, giấy màu.

+ Kéo, keo dán, bút màu, bút chì, dập ghim.

1 bộ/nhóm

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề)

a) Khởi động

- GV đưa ra 1 chiêc chong chóng:

+ Chong chóng quay khi nào?

+ Các em có biết nguyên nhân tạo ra gió không?

- Từ đây, HS được giáo viên đặt vấn đề: Tìm hiểu nguyên nhân tạo ra gió?

- GV cho học sinh xem video

- HS tiếp nhận vấn đề qua các câu hỏi của giáo viên:

+ Trong video, đồ vật nào được nhắc đến?

+ Em thấy đồ vật đó xuất hiện trong các dịp nào?

b) Giao nhiệm vụ

Để biết nguyên nhân tạo ra gió, các nhóm học sinh tiếp nhận nhiệm vụ làm “Đèn kéo quân” với các tiêu chí:

1. Đèn cao từ 15-25cm

2. Phần cánh quạt (chong chóng) quay khi thắp nến.

3. Màu sắc tươi sáng, hài hoà

4. Sản phẩm đẹp mắt

- HS được dẫn dắt: Để làm được “Đèn kéo quân” theo yêu cầu trên, các em cần tìm hiểu kiến thức nền ở hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)

a) Sự chuyển động của không khí

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mô tả thí nghiệm trong SGK (hình 2).

- GV lưu ý cho HS:

+ Khi cắm que vào xốp thì điều chỉnh sao cho que cắm vào gần giữa lọ.

+ Đầu que chong chóng cao hơn lọ khoảng 3 đến 5 cm.

+ Đặt chong chóng lên đầu que sau khi đã điều chỉnh que cắm.

- GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS ghi chép hiện tượng xảy ra ở hình 2a, 2b, 2c, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?

+ Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?

+ Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?

- GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án:

+ Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí ở bên ngoài lọ.

+ Không khí đã vào lọ ở hình 2b bằng cách đi qua phần hở dưới để duy trì sự cháy.

+ Chong chóng ở hình 2c quay là vì có gió thổi từ phía dưới lên phía trên lọ. Nguyên nhân làm không khí chuyển động là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài lọ. Bên trong lọ khối không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh hơn từ bên ngoài lọ vào thay thế, đẩy không khí nóng ra khỏi lọ tạo thành gió.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.

- GV đặt câu hỏi:

+ Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn.

+ Quan sát hình 3a, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích.

+ Hãy cho biết vào ban đêm, trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn.

+ Quan sát hình 3b, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

b) Mức độ mạnh của gió

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về các mức độ của gió.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết và yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập số 1, cho HS các nhóm lên trình bày phiếu học tập

- GV nhận xét và đưa ra kết luận

(Bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền ..)

Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng

a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp

- GV cho HS quan sát đèn kéo quân (hoặc hình ảnh minh hoạ) và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập

-GV kết luận.

- GV đặt câu hỏi để học sinh mô tả lại các bước và vật liệu, dụng cụ làm đèn kéo quân:

(?) Qua video, để làm đèn kéo quân con cần dùng những vật liệu, dụng cụ gì?

(?) Con hãy mô tả lại các bước làm đèn kéo quân?

(?) Để đèn kéo quân quay và tay cầm chắc chắn con cần chú ý điều gì?

GV cho HS thảo luận nhóm để thống nhất ý tưởng của nhóm, hỗ trợ nếu nhóm gặp khó khăn trong việc thể hiện ý tưởng

+ Xác định vật liệu sử dụng để làm: lồng đèn, cánh quạt, đế, đèn (nến)

+ Xác định hình dạng, kích thước đèn

+ Mô tả cách làm đèn kéo quân

GV hướng dẫn HS hoàn thiện phiếu học tập số 4, cho HS các nhóm lên trình bày phiếu học tập

GV chốt.  Để làm đèn kéo quân con cần chuẩn bị những vật liệu sau:

+ Que tre (15 – 25 cm),

+ dây buộc, nến, giấy nến.

+ Giấy bóng kính, giấy màu.

+ Kéo, keo dán, bút màu, bút chì, dập ghim.

- Tiêu chí khi hoàn thành chong chóng cần đạt những yêu cầu sau:

1. Đèn cao từ 15-25cm

2. Phần cánh quạt (chong chóng) quay khi thắp nến.

3. Màu sắc tươi sáng, hài hoà

4. Sản phẩm đẹp mắt

- GV gợi ý cách làm, lưu ý khi dùng dao hoặc kéo

- GV cho HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm khác đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc góp ý

b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

- Các nhóm tiến hành chế tạo và thử nghiệm sản phẩm theo hướng dẫn. Trong quá trình làm sản phẩm, các nhóm có thể điều chỉnh phương án nếu cần. Ghi chú lại điều chỉnh này.

+ Thời gian làm sản phẩm là 25 phút (Giáo viên có thể điều chỉnh tùy đặc điểm học sinh và lớp).

+ Khi hết thời gian làm sản phẩm giáo viên sẽ rung chuông. Các nhóm có 2 phút để thu gọn sạch sẽ khu vực làm việc.

- Các nhóm tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình đã đạt các yêu cầu giáo viên đề ra ban đầu chưa.

- Giáo viên quan sát và hỗ trợ các nhóm trong quá trình chế tạo và thử nghiệm sản phẩm.

c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

- Mời các nhóm trưng bày sản phẩm:

+ Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm

+ Ý tưởng làm đèn kéo quân

+ Mô tả hoạt động của đèn

+ Các nhóm khác đặt câu hỏi

- Nhóm xong nhanh nhất và đẹp, chắc chắn nhất thì thắng cuộc.

- GV phát phiếu đánh giá cho các nhóm đánh giá theo tiêu chí trong phiếu.

- Các nhóm học sinh được đề nghị phát biểu suy nghĩ về tính hữu dụng của sản phẩm và thực hiện đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo phiếu đánh giá

- Cải tiến sản phẩm:

(?) Khung đèn kéo quân ngoài có thể dùng vật liệu nào khác? (bìa cứng, nhựa….)

(?) Lồng quay bên trong có thể làm bằng những vật dụng nào khác? (Lồng quay bên trong làm bằng giấy mềm và nhẹ như: giấy bóng mờ, giấy can,giấy màu mỏng … sao cho khi thắp đèn có thể nhìn thấy . Lồng quay trang trí hình ảnh để khi quay tạo thành hình ảnh chuyển động (Kéo quân)

Trên đây là Giáo án môn STEM lớp 4 bài 2 Gió, bão. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giáo án chương trình STEM lớp 4 theo từng bài học sẽ giúp quý thầy cô chuẩn bị bài học hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    STEM lớp 4

    Xem thêm