Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án STEM lớp 4 bài 4: Thế kỉ

Giáo án STEM lớp 4 bài 4 Thế kỉ

Nằm trong bộ Giáo án môn STEM lớp 4 theo từng bài học, Giáo án file Word và giáo án powerpoint chương trình học STEM lớp 4 bài 4 Thế kỉ được VnDoc.com đăng tải nhằm hỗ trợ mang đến cho quý thầy cô kho tài liệu bài học STEM lớp 4 đa dạng nhất.

BÀI 4: THẾ KỈ (2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Khi dạy nội dung Giây, thế kỉ (môn Toán)

Bài 19: Giây, thế kỉ – sách Toán 4– Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 35: Thế kỉ – sách Toán 4– Chân trời sáng tạo

Bài 16: Thế kỉ – sách Toán 4– Cánh diều

Mô tả bài học:

Nhận biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ; xác định được năm thuộc thế kỉ nào, giới thiệu được một số sự kiện văn hoá, xã hội, lịch sử thông qua sơ đồ dòng thời gian.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Toán

– Nhận biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ.

– Xác định được năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời (diễn ra) của một số sự kiện văn hoá – xã hội, lịch sử,...

Môn học tích hợp

Lịch sử

Giới thiệu được một số sự kiện lịch sử nổi bật của đất nước hoặc một khu vực hoặc địa phương.

Mĩ thuật

– Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, vẽ,... trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Hiểu biết được đơn vị đo thời gian: thế kỉ.

– Xác định được năm thuộc thế kỉ nào.

– Thực hành làm sơ đồ dòng thời gian bằng những vật liệu đơn giản.

– Tự tin khi trình bày đề xuất ý tưởng giải pháp.

– Có tinh thần hợp tác tốt với bạn.

– Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Phiếu học tập, 1 sơ đồ dòng thời gian về thủ đô Hà Nội, 1 số thẻ sự kiện.

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

1

Giấy A4

4 tờ

2

Giấy màu

10 tờ

3

Keo dán

1 lọ

4

Bút chì

1 chiếc

5

Bút màu

1 hộp

6

Kéo

1 chiếc

7

Thước kẻ

1 chiếc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

KHỞI ĐỘNG

– GV chiếu video bài hát về lịch sử Việt Nam cho HS xem. Xem xong video GV hỏi: Trong bài hát nhắc đến các triều đại nào của Việt Nam? Nguồn gốc của người Việt Nam?

– HS xem video và trả lời: Trong bài hát nhắc đến các triều đại: Đinh, Lý, Trần, Lê.

– Nguồn gốc của người Việt Nam là con rồng, cháu tiên, mẹ Âu cơ, bố Lạc Long Quân.

– GV hỏi: sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy như thế nào?

– HS trả lời: Ví dụ, sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy tự hào về những trang lịch sử của dân tộc.

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Theo dòng lịch sử”

– GV giới thiệu cách chơi.

+ Mỗi nhóm chơi nhận được một số thẻ sự kiện và năm diễn ra sự kiện đó.

+ Các nhóm sắp xếp các thẻ theo dòng thời gian. Nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.

– HS theo dõi.

– GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

– HS lập nhóm theo yêu cầu.

– GV mời 2 nhóm lên chơi trò chơi và phát cho mỗi nhóm một số thẻ.

– HS chơi trò chơi, gắn các thẻ trên dòng thời gian cho phù hợp.

– GV mời các nhóm khác nhận xét dòng thời gian của nhóm bạn đã đúng chưa?

– HS nhóm khác nhận xét, góp ý.

– GV đặt câu hỏi: Các em có biết về những sự kiện lịch sử này không?

– HS trả lời:

Năm 1010: Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long.

Năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Năm 1885: Tại Huế, dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết, quân và dân ta đã bất ngờ tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp khẳng định tinh thần chiến đấu và khát vọng độc lập tự do.

Năm 1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng.

Năm 1698: Tướng Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Chúa Nguyễn lập ra Phủ Gia Định, nay là TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2012: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

– Kết thúc trò chơi GV tổng kết, khen thưởng HS thắng cuộc.

– GV dẫn dắt: Để có thể hiểu và ghi nhớ tốt hơn về các sự kiện lịch sử, chúng ta cùng làm sơ đồ dòng thời gian nhé. Và để biết được mỗi sự kiện này xảy ra vào thế kỉ nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thế kỉ.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thế kỉ

– GV giới thiệu cho HS khái niệm thế kỉ:

Thế kỉ là đơn vị đo thời gian.

1 thế kỉ = 100 năm.

– HS theo dõi.

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, theo dõi mục 2 trang 21 trong sách, đọc và nói cho bạn nghe thông tin.

– HS làm việc nhóm đôi.

– GV cho HS tính ra rồi trả lời câu hỏi:

+ Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ mấy?

– HS trả lời:

+ Thế kỉ IV

+ Từ năm 401 đến năm 500 là thế kỉ mấy?

+ Thế kỉ V

+ Từ năm 801 đến năm 900 là thế kỉ mấy?

+ Thế kỉ IX

+ Từ năm nào đến năm nào là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XIX)?

+ Từ năm 1801 đến năm 1900 là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XIX)

+ Từ năm nào đến năm nào là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XX)?

+ Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XX)

+ Từ năm nào đến năm nào là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XXI)?

+ Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ mười chín (thế kỉ XXI)

– GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV gọi HS trình bày phiếu học tập số 1. HS khác theo dõi, nhận xét, góp ý cho bài của bạn.

– HS trình bày. HS khác nhận xét, góp ý.

Hoạt động 3: Số?

– GV yêu cầu HS làm bài tập ở mục 3 trang 21.

– HS làm bài.

– GV mời HS lên chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS lên chia sẻ kết quả trước lớp.

1 thế kỉ = 100 năm

6 thế kỉ = 600 năm

200 năm = 2 thế kỉ

1000 năm = 10 thế kỉ

Thế kỉ X từ năm 901 đến năm 1000.

Thế kỉ XIX từ năm 1801 đến năm 1900.

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Hoạt động 4: Trả lời các câu hỏi sau:

– GV chiếu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:

+ Năm 1879, Ê-đi-xơn là người phát minh ra đèn sợi đốt. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

– HS trả lời:

+ Thế kỉ XIX

+ Năm 1926, chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

+ Thế kỉ XX

+ Em hãy cho biết các sự kiện được nêu ở mục 1 ở thế kỉ nào?

Năm 1010: Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long.

HS trả lời:

Thuộc thế kỉ XI

Năm 1698: Tướng Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của Chúa Nguyễn lập ra Phủ Gia Định, nay là TP. Hồ Chí Minh.

Thuộc thế kỉ XVII

Năm 1885: Tại Huế, dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết, quân và dân ta đã bất ngờ tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp khẳng định tinh thần chiến đấu và khát vọng độc lập tự do.

Thuộc thế kỉ XIX

Năm 1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng.

Thuộc thế kỉ XX

Năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thuộc thế kỉ XX

Năm 2012: Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Thuộc thế kỉ XXI

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

– HS nhận xét, bổ sung

– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV mời HS lên chia sẻ kết quả phiếu học tập số 2 trước lớp.

– HS chia sẻ.

– GV chiếu đáp án.

– HS theo dõi và chữa bài.

– GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2

Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đố bạn: Thế kỉ nào?”

a) GV phổ biến luật chơi:

Một bạn rút một thẻ rồi đọc năm ghi trên thẻ, mời một bạn bất kì nêu năm đó thuộc thế kỉ nào? Nếu bạn trả lời đúng thì được rút thẻ và tiếp tục đố các bạn khác.

– HS theo dõi.

GV mời HS lên rút thẻ và trả lời câu hỏi:

Năm 40 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ I

Năm 938 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ X

Năm 1954 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ XX

Năm 1258 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ XIII

Năm 1789 thuộc thế kỉ mấy ?

– Thế kỉ XVIII

b) GV chiếu hình ảnh mời HS quan sát và hỏi HS:

Rô-bốt đã sử dụng các nội dung trên để làm dòng thời gian như sau:

Em hãy giúp bạn Rô-bốt kiểm tra xem các thông tin đã đúng chưa.

– HS trả lời: Thông tin đã đúng.

– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 3.

– GV mời HS chia sẻ phiếu học tập số 3.

– HS chia sẻ phiếu học tập số 3.

– GV chiếu đáp án HS chia sẻ phiếu học tập số 3.

– HS theo dõi và chữa bài.

– GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm sơ đồ dòng thời gian

a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm sơ đồ dòng thời gian

– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.

– HS lập nhóm theo yêu cầu.

– GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý tưởng làm sơ đồ dòng thời gian theo các tiêu chí:

ü Biểu diễn được các mốc thời gian gắn với các sự kiện theo năm và thế kỉ.

ü Dễ nhìn, trực quan.

ü Dễ sử dụng, chắc chắn và đảm bảo tính thẩm mĩ.

– GV các em có thể tham khảo cách làm sơ đồ dòng thời gian về thủ đô Hà Nội, lịch sử máy tính ở trang 23.

– HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm sản phẩm.

– GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ ý tưởng. GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:

+ Nhóm dùng vật liệu gì để làm sơ đồ dòng thời gian?

+ Sơ đồ dòng thời gian của nhóm có dạng như thế nào? (theo trục ngang hay trục dọc,…)

+ Sơ đồ dòng thời gian của nhóm liên quan đến sự kiện gì? Có bao nhiêu mốc sự kiện?

+ Thể hiện các mốc sự kiện như thế nào? (bằng chữ, hay hình ảnh…)

+…

– Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng, ví dụ: Nhóm sử dụng giấy A4 để làm sản phẩm. Lựa chọn sự kiện liên quan đến địa phương, vẽ sơ đồ dòng thời gian theo trục ngang. Các mốc thời gian được viết trong các khung hình chữ nhật và có gắn các hình ảnh của các sự kiện…

– GV mời các nhóm khác nhận xét góp ý cho ý tưởng của nhóm bạn.

– Nhóm khác nhận xét góp ý cho nhóm bạn.

b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm sơ đồ dòng thời gian

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm sản phẩm.

– HS thảo luận nhóm, lựa chọn ý tưởng từ các ý tưởng của nhóm mình, của nhóm bạn để xác định cách làm của nhóm.

– GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thiện.

– HS hoàn thiện phiếu học tập số 4.

– GV mời HS nhận xét, góp ý.

– HS nhận xét, góp ý.

– GV nhận xét và chuyển sang hoạt động sau.

Hoạt động 5. Làm sơ đồ dòng thời gian

a) Lựa chọn dụng cụ và vật liệu

– GV yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ, vật liệu đồ dùng phù hợp với ý tưởng của các nhóm.

– HS lựa chọn dụng cụ, vật liệu đồ dùng phù hợp với ý tưởng của nhóm.

b) Làm sơ đồ dòng thời gian theo cách của nhóm

– GV chiếu hình ảnh gợi ý cách làm sơ đồ dòng thời gian ở trang 24, 25 sách Bài học STEM 4, gọi HS cho cô biết sách gợi ý chung ta làm như thế nào?

– HS trả lời: Sách gợi ý làm theo 3 bước:

+ Bước 1: Lựa chọn các sự kiện lịch sử liên quan đến một vùng miền, địa phương hoặc một lĩnh vực nào đó và sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.

+ Bước 2: Vẽ sơ đồ dòng thời gian và sắp xếp các sự kiện lịch sử trên dòng thời gian theo thứ tự phù hợp.

+ Bước 3: Hoàn thiện và trang trí sản phẩm.

– GV: Căn cứ vào ý tưởng đã lựa chọn, các nhóm hãy thực hành làm sản phẩm của nhóm minh.

– Khi HS thực hành làm sản phẩm, GV quan sát hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.

– Các nhóm làm sơ đồ dòng thời gian.

– GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ khi cần.

– GV nhắc HS sau khi làm xong sản phẩm tự đối chiếu kiểm tra lại theo các tiêu chí để hoàn thiện tốt nhất.

– Các nhóm kiểm tra lại theo các tiêu chí.

– GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

Hoạt động 6: Giới thiệu và sử dụng sơ đồ dòng thời gian

a) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

– GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm theo nhóm.

– HS trưng bày sản phẩm của mình.

– GV gọi một số HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. Khi giới thiệu các nhóm cần nêu:

+ Vật liệu được sử dụng làm sản phẩm là gì?

+ Nhóm lựa chọn sự kiện nào?

+ Cách vẽ sơ đồ dòng thời gian và sắp xếp các sự kiện lịch sử trên dòng thời gian theo thứ tự phù hợp.

+ Những khó khăn và cách xử lí khó khăn của nhóm.

– HS giới thiệu sản phẩm của nhóm.

b) Chơi trò chơi “Thi kể chuyện lịch sử”

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi kể chuyện lịch sử.

– GV hướng dẫn cách chơi:

Các nhóm trình bày về sơ đồ dòng thời gian của nhóm và các sự kiện lịch sử được giới thiệu, sau đó đố bạn mỗi sự kiện đó diễn ra ở thế kỉ nào?

– HS theo dõi.

– GV mời các nhóm tham gia trò chơi: Thi kể chuyện lịch sử.

– GV tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện lịch sử. Các nhóm có thể đặt các câu hỏi cho nhóm bạn về sản phẩm.

– Các nhóm thi kể chuyện lịch sử.

Ví dụ nhóm giới thiệu về sơ đồ hành trình cứu nước của Bác Hồ.

HS chiếu sơ đồ và giới thiệu.

Đánh giá sản phẩm

GV phát phiếu đánh giá và yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.

– HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.

GV tổ chức cho các nhóm đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về sản phẩm của nhóm mình đã làm.

– Các nhóm đánh giá đồng đẳng.

TỔNG KẾT BÀI HỌC

GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện nốt.

GV đề nghị HS sử dụng sơ đồ dòng thời gian để thi kể chuyện lịch sử.

GV khen ngợi các nhóm tích cực tham gia hoạt động nhận được biểu tượng mặt cười và động viên các nhóm chưa làm tốt để lần sau cố gắng.

Trên đây là Giáo án chương trình học môn STEM lớp 4 bài 4 Thế kỉ file Word + Powerpoint. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giáo án chương trình STEM lớp 4 theo từng bài học sẽ giúp quý thầy cô chuẩn bị bài học năm 2023 - 2024 hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    STEM lớp 4

    Xem thêm