Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 8: Đất nước và con người

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 8

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 8: Đất nước và con người là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1 hay Nhóm Sách Kết nối Tri thức với cuộc sống: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

8 ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

Bài 1. CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng,rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản,hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc;hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sân và viết lại đúng câu đã hoàn thiện;nghe viết một đoạn ngắn.

Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

Phát triển phẩm chất và năng lực chung:tình yêu đối với con người,sự trân trọng đối với khả năng của mỗi con người; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi, khả năng giải quyết vần để thông qua học hỏi cách xử lí tình huống của cậu bé trong câu chuyện.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của truyện kể về một nhân vật lịch sử (nhân vật có thật, nhung chi tiết trong truyện có thể có hư cấu); nội dung của VB Chú bé thông minh; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (thuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2, Kiến thức đời sống

- GV có kiến thức về các trò chơi dân gian: Đá bóng bằng quả bưởi: Trò chơi dân gian phổ biến của trẻ chăn trâu ở nông thôn trước đây. Do không cổ bóng, trẻ chăn trâu thường dùng quả bưởi làm bỏng để đá trên những thửa ruộng cạn mới thu hoạch vụ mùa (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch) hoặc ở những bãi cỏ. Quả bưởi, nếu để một vài ngày sẽ hẻo, mềm hơn, dẻ đả hơn là quả bưởi mới hái, còn tươi và cứng.

- Chơi ô ăn quan: Trò chơi dân gian phổ biến ở khắp nơi. Trẻ em vẽ ô lên mặt đất hoặc gạch; ở giữa 10 ô nhỏ, đối xứng nhau, chia đôi (ô); hai đầu là 2 ô tô (quan). Vật liệu để chơi là các hòn sỏi, gạch đá nhỏ hoặc hạt một số loại quả (quận). Người chơi tỉnh toán để lúc kết thúc có số quân nhiều nhất. Đánh quay: Trò chơi dân gian có ở nhiều dân tộc. Để chơi trò chơi này cần có con quay và dây quay. Con quay làm bằng gỗ tốt, hình tròn, dưới cùng có đóng đinh. Dây quay chắc, làm bằng dây đay hoặc dây gai. Người chơi cuốn dây quay vào con quay, bổ mạnh xuống đất để con quay quay tròn. Chơi chuyển: Trò chơi dân gian gồm có các que chuyển (thường 10 que) được vót bằng tre hoặc nứa, thân nhỏ và dài; quà chất thường được sử dụng là quả cà (quả chanh) hoặc bất cứ quả gì to cỡ như thế. Cắm quả cà ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả cà rơi xuống đất là mất lượt. Kéo cơ: Trò chơi dân gian và là môn thể thao thông dụng và đơn giản. Hai đội củng nằm vào sợi dây thừng. Khi có hiệu lệnh thì cố sức kéo. Bên nào kéo khoẻ hơn sẽ thắng cuộc. 3. Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính phần mềm phù hợp. máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

a. Chuyện gì xảy ra khi các bạn nhỏ đang chơi đá cẩu?

b. Theo em, các bạn cần làm gì để lấy được quả cầu?

GV lưu ý HS:

a. Không được ném vật cứng lên cao vì nếu vật rơi xuống trung vào người thì nguy hiểm

b. Không được trèo cây cao vì có thể bị ngã

GV và HS thống nhất câu trả lời

Đây chỉ là tình huống để HS suy nghĩ, tìm cách giải quyết vần đề, không nhất thiết phải có câu trả lời đúng. Ngoài ra, cần lưu ý HS về tỉnh an toàn trong cách xử lý tình huống, không được làm điều gì nguy hiểm. GV dẫn vào bài đọc Cậu bé thông minh.

HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

Các bạn chưa trả lời đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. Một số khả năng có thể có: cùng nhau rung cây thật mạnh để quả cầu rơi xuống, dùng một cây sào hay que dài để khẩu quả cầu xuống; ném một vật gì đó (như chiếc dép) lên đúng quả cầu để quả cầu rơi xuống: nhờ người lớn giúp đỡ.

2. Đọc

GV đọc mẫu toàn VB Cậu bé thông minh, Chủ ý đọc đúng lời người kế và lời nhắn vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đạt một số từ ngữ có thể khó đối với HS (nuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc.)

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài, (VD: Suy nghĩ một lát, cậu bé Vinh rủ bạn đi mượn thấy chiếc nón, rồi múc nước đã đẩy hố.)

- HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến đây thuối tiếc; đoạn 2: từ Suy nghĩ một lát đến thán phục, đoạn 3: phần còn lại

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (nuối tiếc: tiếc những cái hay, cải tốt đã qua đi; thán phục: khen ngợi và cảm phục; nhà toán học, người có trình độ cao về toán học; xuất sắc: giỏi hơn hẳn mức bình thường).

+ HS đọc đoạn theo nhóm,

- HS và GV đọc toản VB,

+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB,

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.

HS đọc câu

HS đọc đoạn

1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3. Trả lời câu hỏi

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi,

a. Cậu là Vinh và các bạn chơi trò chơi gì?

b. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng ở dưới hố lên?

c. Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục?

GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời

a. Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng (bằng quả bưởi);

b. Vinh rủ bạn đi mượn thấy chiếc vỏ, rồi múc nước đổ đầy hỏ;

c. Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì cậu ấy thông minh, nhanh trí).

HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và ở mục 3

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Cậu Đã Vinh và các bạn chơi đá bóng (bằng quả bưởi); Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì cậu ấy thông minh, nhanh trí).

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí, GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

HS quan sát và viết câu trả lời vào vở

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh.

a. Chúng tôi rất nuối tiếc vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua

b, Hoa vẽ rất đẹp. Cả lớp ai cũng thận phục bạn ấy.

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

6. Quan sát tranh và nói về các trò chơi trong tranh

GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

GV yêu cầu HS xác định từ ngữ trong khung (tên trò chơi) tương ứng lần lượt với từng bức tranh trong SGK, viết tên trò chơi gắn liền với môi tranh lên bảng

Tranh 1: Ô ăn quan;

tranh 2: Đánh quay,

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh (về bất kì điều gì có liên quan đến một trong những trò chơi này, VD: vật dụng căn cỏ để chơi, cách chơi, trải nghiệm của chính HS,...)

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS và GV nhận xét.

HS quan sát tranh.

HS xác định từ ngữ trong khung (tên trò chơi) tương ứng lần lượt với từng bức tranh trong SGK, viết tên trò chơi gắn liền với môi tranh lên bảng

HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh

7. Nghe viết

GV đọc to cả đoạn văn. (Vinh đem quả bưởi làm bóng chơi với các bạn, Quả bóng lăn xuống hố. Vinh bèn tìm cách đổ đầy nước vào hố cho quả bóng nổi lên. Các bạn nhìn Vinh thán phục.)

- GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết

+ Viết lủi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: bưởi, chơi, xuống....

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách, Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần dọc theo từng cụm từ (Vinh đem quả bưởi làm bóng chơi với các bạn. / Quả bóng lăn xuống hố. / Vĩnh bèn tìm cách đổ đầy nước vào hố cho quả bóng nổi lên. Các bạn nhìn Vinh thản phục). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần, GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rả soát lỗi,

+ HS đối vở cho nhau để rà soát lỗi,

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông

- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.

- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vảo chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng) - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

9. Giải ô chữ HS đọc từng câu đố.

- GV hướng dẫn HS giải đổ. GV có thể trình chiếu ô chữ hoặc làm bảng phụ.

HS điển kết quả giải đố vào vở. Các từ ngữ điển ở hàng ngang là: thỏ, mèo, cá bống, quả bóng, chó, cọp, cà rốt. Từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc: TOÁN HỌC

10. Củng cố

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

Bài 2: LÍNH CỨU HOẢ

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng,rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản,hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát

Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc;hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện;nghe viết một đoạn ngắn.

Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

Phát triển phẩm chất và năng lực chung:yểu quỷ, trân trọng sự đóng góp, hi sinh của những con người bình dị thông qua hình ảnh của người lính cứu hoả, khả năng | làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi

II. CHUẨN BI

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Lính cứu hoả.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (cứu hoả, tùng, găng, hoả hoạn) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này

2. Kiến thức đời sống

Lính cứu hoả: là người làm nghề chữa cháy chuyển nghiệp, có nhiệm vụ chữa cháy, tìm kiếm và cứu hộ nạn nhân trong các vụ hoả hoạn. Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò cứu hộ trong trường hợp xảy ra các thảm hoạ thiên nhiên như lốc xoáy, động đất, chảy rừng và sóng thần.

Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính phần mềm phù hợp,máy chiếu,màn hình, bảng thông minh.

III, HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ôn và khởi động

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thử vị mà HS học được từ bài học đỏ.

Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhỏ để trả lời các câu hỏi.

a. Có chuyện gì đang xảy ra?

b. Chúng ta phải làm gì khi cả hoả hoạn?

+ GV có thể có thêm những gợi ý để HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Người ta phải làm gì khi có hoả hoạn?

Hét to để bảo cho mọi người biết, cùng thoát hiểm; Gọi ngay số 114 cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn: Tìm cách thoát ra khỏi đảm chảy,...

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Linh cứu hoả.

HS nhắc lại

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

2. Đọc

GV đọc mẫu toàn VB Lính cứu hoả. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (chuông, sẵn sàng,...).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Những người lính cứu hoảy lập tức mặc quần áo chữa cháy, đi ủng.. đeo găng, đội mũ rồi nhanh chóng ra xe; Những chiếc xe cứu hoả màu đỏ chứa đầy nước, / bật đèn báo hiệu, rủ còi chạy như bay đến thời có cháy.)

- HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến ra xe; đoạn 2: tiếp theo đển của người dân; đoạn 3: phần còn lại)

. + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ dùng trong bài (ng: giày cổ cao đến gần hoặc quả đầu gối, dùng để đi trong mưa, nước, lội bùn, găng: dụng cụ chuyên (cho lính cứu hoi) đeo vào tay, chống được chảy; hoả hoạn; nạ chảy). GV có thể sử dụng hình ảnh để giải thích nghĩa của những từ ngữ chi vật dụng của người lĩnh cửu hoà.

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

- HS và GV đọc toàn VB

+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV đọc lại toản VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi

HS đọc câu

HS đọc đoạn

1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

...............

Mời các bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và ấn vào chữ "Tải về" để tải trọn bộ giáo án.

Ngoài Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 8: Đất nước và con người trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Kết nối tri thức với cuộc sống

    Xem thêm