Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo viên có bị cắt phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024 không?

Mức lương giáo viên từ 01/7/2024

Nếu mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có thể được nhận và bị cắt những khoản phụ cấp nào từ 01/7/2024? Đặc biệt, giáo viên có bị cắt phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024 không? Đây là những câu hỏi mà các bạn đọc đang thắc mắc. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Xem thêm:

1. Giáo viên có bị cắt phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024 không?

Theo thông tin mới nhất, chính sách cải cách tiền lương sẽ tiếp tục phải tạm hoãn vì chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương.

Trong thời gian chưa thực hiện cải cách tiền lương, Chính phủ đề xuất giải pháp tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Do chưa đủ điều kiện thực hiện 09 loại phụ cấp mới, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng sẽ tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác Đảng, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm…

Đối với giáo viên, phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp mang ý nghĩa động viên, khích lệ và ghi nhận thời gian cống hiến của thầy cô trong ngành giáo dục. Việc không bỏ phụ cấp thâm niên giúp củng cố thêm niềm tin với nghề, tạo động lực cho giáo viên tiếp tục cống hiến trong sự nghiệp.

2. Cách tính lương giáo viên từ 01/7/2024

Nếu đề xuất tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng của Chính phủ được Quốc hội thông qua, tiền lương của giáo viên sẽ tiếp tục được tính theo công thức:

Tiền lương = Hệ số x mức lương cơ sở

Ngoài tiền lương lương, giáo viên còn được hưởng nhiều khoản phụ cấp:

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên;

- Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân;

- Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật, bao gồm:

  • Phụ cấp trách nhiệm

  • Phụ cấp ưu đãi

- Phụ cấp cho giáo viên công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn:

  • Phụ cấp thu hút

  • Phụ cấp công tác lâu năm

  • Trợ cấp lần đầu và chuyển vùng

  • Phụ cấp lưu động

  • Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

- Phụ cấp thâm niên.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo:

Căn cứ Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 05 năm được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính như sau:

Phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Lương cơ sở

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Trong đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP như sau:

Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Như vậy, việc tính phụ cấp thâm niên nhà giáo được thực hiện theo các nội dung nêu trên.

Giải SGK lớp 5 Sách mới

Giải SGK lớp 9 Sách mới

Giải SGK lớp 12 Sách mới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm