Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hà Nội: Học sinh căng mình học ôn, lấy đà trước kỳ thi vào lớp 10

Thi vào lớp 10: Hà Nội Học sinh căng mình học ôn, lấy đà trước kỳ thi

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa chính thức chốt phương án thi tuyển sinh lớp 10 năm 2019. Nhiều ý kiến lo lắng, cùng với việc thay đổi phương thức thi, thí sinh sẽ phải dự thi đủ 4 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư. Với môn thi thứ tư sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Dưới đây là nội dung chi tiết mời các bạn học sinh tham khảo.

Theo kế hoạch tuyển sinh năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả trường THPT công lập với 4 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư.

Theo đó, bài thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3/2019, được chọn ngẫu nhiên một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý.

Hà Nội: Học sinh căng mình học ôn, lấy đà trước kỳ thi vào lớp 10

Với phương thức thi mới, học sinh không chỉ tập trung ôn luyện 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, mà cần chú trọng đều tất cả các môn. Phương thức này sẽ giúp cải thiện tình trạng học lệch, học tủ ở nhiều học sinh hiện nay.

Song việc tăng số lượng môn thi cũng đồng nghĩa với việc học sinh phải học nhiều hơn, không tránh khỏi những lo lắng, căng thẳng.

Em Nguyễn Chi, học sinh lớp 9 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: “Môn thứ 4 được thi theo hình thức trắc nghiệm, kiến thức bao phủ diện rộng, nên ngay trong các bài giảng của thầy cô, em đã phải tập trung lắng nghe và ghi chép”.

Chi cho biết, từ sau Tết đến nay, hầu như Chi không có ngày nghỉ. Ngoài giờ học trên lớp, mỗi buổi tối đều đi học thêm gia sư hoặc ôn luyện tại trung tâm. Định hướng đăng ký NV1 vào trường THPT Yên Hòa, nữ sinh khá lo lắng vì điểm đầu vào hàng năm của trường này thuộc Top trên của thành phố. Do đó, từ thời điểm sau Tết, Chi tập trung cao độ cho việc ôn thi vào lớp 10.

Năm nay, điểm cộng cho học sinh có chứng chỉ nghề hay điểm cộng học bạ đối với học sinh có học lực giỏi, khá cũng không được áp dụng trong kỳ thi vào lớp 10. Vì thế, đây không còn là “phao cứu sinh” cho các thí sinh. Do đó, bài thi sẽ là yếu tố quyết định việc đỗ, trượt nên nhiều học sinh đang phải “chạy đua” ôn tập trước kỳ thi.

Nếu như những năm trước, môn thi bắt buộc chỉ có Toán và Ngữ văn thì năm nay, Ngoại ngữ là 1 trong 3 môn thi bắt buộc vào kỳ tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội. Là học sinh có sức học Ngoại ngữ chỉ ở mức trung bình, em Nguyễn Thị Phương Anh (lớp 9A1, trường THCS Hữu Bằng – Thạch Thất – Hà Nội) cho biết: “Việc thi thêm môn Ngoại ngữ vào lớp 10 khiến em rất lo lắng. Những bài tập trên lớp quá nhiều khiến em không thể theo kịp. Hiện tại, ngoài các buổi học trên trường, em cũng học nhóm, làm bài tập cùng các bạn giỏi tiếng Anh, đồng thời làm những đề luyện cơ bản. Dù cố gắng nhưng các bài kiểm tra gần đây cũng chỉ được 4-5 điểm. Nguyện vọng 1 của em là trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất, Hà Nội), dù điểm đầu vào năm ngoái không quá cao nhưng với trình độ Ngoại ngữ hiện tại thì em vẫn phải ôn luyện rất nhiều mới hy vọng đỗ”.

Áp lực không chỉ đến với những học sinh trung bình, khá mà học sinh giỏi cũng căng thẳng không kém. Nhiều học sinh tại thủ đô có nguyện vọng vào các trường chuyên như: Chuyên Ngoại Ngữ, Chuyên Đại học Sư Phạm, Chuyên Hà Nội – Amsterdam ngay thời điểm này đã phải vừa học, ôn tập vừa tham gia thi thử. Hiện, nhiều trường chuyên cũng đang tổ chức các đợt thi thử. Chẳng hạn, trường THPT chuyên Ngoại Ngữ cũng tổ chức tới 4 đợt thi thử trong năm nay nhằm giúp học sinh làm quen, tập dượt, thử sức trước khi chính thức bước vào kỳ thi. Mỗi đợt thi thử tại các trường Chuyên thường thu hút rất đông học sinh tham dự không chỉ trong địa bàn Hà Nội mà cả học sinh ở nhiều địa phương khác.

Ngay sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội thay đổi phương thức thi vào lớp 10 và có đề thi tham khảo, nhiều trường THCS thông tin, việc thay đổi này cũng sẽ đặt ra yêu cầu thay đổi cả phương pháp dạy và học để giúp giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp.

Bà Phạm Thu Hà, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, hiện cả thầy và trò nhà trường đều tập trung cao độ cho công tác dạy và học, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào lớp 10 sắp tới.

“Ngay từ khi có thông tin về những thay đổi trong kỳ thi năm tới, nhà trường đã chuẩn bị sẵn sàng. Hiện tại chương trình học vẫn được triển khai đúng theo tiến độ. Tuy nhiên, trong quá trình dạy, các giáo viên sẽ kết hợp linh hoạt với việc ôn tập lại những kiến thức đã học. Vì chưa công bố môn thi thứ 4, nên hiện nay học sinh và giáo viên phải chú trọng học đều tất các môn. Giáo viên dạy các môn có khả năng trở thành môn thi thứ 4 cũng đã chuẩn kỹ lưỡng để ngay khi Sở GD-ĐT công bố sẽ tiến hành ôn nước rút”.

Bà Trương Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, với việc thay đổi cách thi, kế hoạch dạy - học cũng phải thay đổi theo hình thức thi mới cho phù hợp. “Những năm trước không có thi môn thứ 4 và hình thức thi chủ yếu là tự luận. Năm nay, vừa thêm môn thi, hình thức thi hoàn toàn là trắc nghiệm nên cần thay đổi cho phù hợp, nhưng vẫn phải bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng và 4 cấp độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao” - cô Hiền nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cô Hiền cho rằng, giáo viên không thể nhồi nhét toàn bộ kiến thức cho HS, phải có phương pháp dạy chuẩn, từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Còn HS cần nắm được bài, hiểu bài và nhớ được lâu các kiến thức trọng tâm, đồng thời có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức vào việc xử lý các câu hỏi.

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI), thời gian này, học sinh nên dành thời gian để hệ thống hóa các kiến thức đã học. Chẳng hạn, đối với môn Ngữ văn, học sinh có thể sắp xếp các đơn vị kiến thức theo từng chuyên đề (phần Văn, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn).

Thầy Hùng cho biết thêm: “Bên cạnh hệ thống hóa kiến thức, các em cũng cần tăng cường luyện tập các dạng bài thường xuyên xuất hiện trong đề thi của Tỉnh/Thành phố mình dự thi để rèn luyện kỹ năng làm bài. Trong khoảng thời gian còn lại, các em cũng nên tranh thủ luyện đề với các đề thi theo cấu trúc đề thi của Tỉnh/Thành phố hoặc trường mình sẽ thi”.

Ngoài việc chuẩn bị tốt về kiến thức thì tâm lý vững vàng cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua kỳ thi. “Các em nên đặt niềm tin vào bản thân và tự nhủ sẽ làm hết sức có thể, như vậy đã là thành công. Các sĩ tử cũng nên cố gắng biến sự quan tâm, kỳ vọng của mọi người thành động lực chứ không phải áp lực để mình thêm phần căng thẳng. Sự tự tin chỉ đến khi mình có sự chuẩn bị chu đáo. Vì thế, ôn luyện kỹ càng sẽ là tiền đề quan trọng nhất để có được tâm lý tự tin”./.

Để giúp các bạn có nhiều đề tài liệu ôn thi vào lớp 10 hơn chúng tôi giới thiệu một số đề thi được các bạn học sinh quan tâm nhất:

Ngoài các đề thi trên mời các bạn học sinh tham khảo Thi vào lớp 10 năm 2019 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi vào lớp 10 năm 2024

    Xem thêm