Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Cô Linh - Tiếng Anh THPT Sinh học Lớp 12

Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng sau

Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng thường chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này. Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này.

4
4 Câu trả lời
  • ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹
    ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

    Ta thấy bố mẹ bình thường sinh con có 1/4 con bị bạch tạng, những người bị bạch tạng lấy nhau cho 100% con bị bạch tạng → gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.

    Quy ước gen : A – bình thường; a – bị bạch tạng

    Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh : Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → 25% bị bạch tạng

    + Trong trường hợp bố mẹ bị bạch tạng mà sinh ra con bình thường: aa × aa → A- thì có thể giải thích là do đột biến gen làm gen a → A.

    + Hoặc alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với gen gây bệnh bạch tạng ở bố. Do có sự tương tác 2 gen nên ở người con không gây bạch tạng mà có màu da bình thường.

    0 Trả lời 13/01/22
    • Bơ

      Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng thường chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này và những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng → gen gây bệnh nằm trên NST thường.

      Tuy nhiên trong trường hợp hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng mà lại sinh ra người con bình thường thì ta có thế kết luận alen gây bệnh bạch tạng ở bố và mẹ không cùng nằm trên một NST. Do đó có sự tương tác giữa các gen không alen xảy ra nên ở con có màu da bình thường.

      0 Trả lời 13/01/22
      • Trà Chanh
        Trà Chanh

        Hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng mà lại sinh ra con người bình thường thì ta có thể giải thích đó là trường hợp kết hợp alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với gen gây bệnh bạch tạng ở bố. Do có sự tương tác gen nên ở người con đã có màu da bình thường.

        0 Trả lời 13/01/22
        • Lang băm
          Lang băm

          Mình thấy trong bài Giải bài tập SGK Sinh học 12 bài 23 có đáp án á

          0 Trả lời 13/01/22

          Sinh học

          Xem thêm