Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Vợ nhặt Địa Lý Lớp 12

Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng?

3
3 Câu trả lời
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    * Khả năng

    - Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

    - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa điều kiện địa hình vùng núi. Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

    * Hiện trạng

    - Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

    - Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ớ Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
    - Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn, nhưng còn gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

    - Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và và hạn chế nạn du canh du cư.

    0 Trả lời 08/03/22
    • Củ Đậu
      Củ Đậu

      Khả năng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng là:

      Đất: Có phần lớn là đất Feralit trên đá phiến, đá vôi và một số đất phù sa cổ ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi…

      Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất. Do đó vùng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.

      Ngoài ra, ở vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quí (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…), các cây ăn quả (mận, đào và lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

      Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây CN, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn.

      Người dân nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, vùng cũng đã bắt đầu xuất hiện các cơ sở công nghiệp chế biến…

      Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như khí hậu mùa đông rét đậm rét hại, sương muối khiến cây khó phát triển. Mạng lưới giao thông còn thấp kém chưa được đầu tư nhiều, các cơ sở công nghiệp chế biến chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng…

      Hiện trạng cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng là:

      Cây công nghiệp: Đây là khu vực trồng chè lớn nhất cả nước với các loại chè nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái…

      Rau, quả: Các loại rau ôn đới, các loại quả táo, lê, mận, đào…

      Cây dược liệu: Hồi, tam thất, đỗ trọng….ở các khu vực Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…

      0 Trả lời 08/03/22
      • Chồn
        Chồn

        Mình thấy ở bài Giải bài tập SGK Địa lý 12 bài 32 có đáp án ạ

        0 Trả lời 08/03/22

        Địa Lý

        Xem thêm