Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Gia Kiet Hoang ... Lịch Sử Lớp 7

Hãy trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến

Câu hỏi trang 11 sgk Lịch sử và Địa lí 7

Khai thác sơ đồ hình 2 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.

Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    - Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là mối quan hệ giữa 2 giai cấp chủ đạo trong xã hội phong kiến Tây Âu.

    - Đây là mối thống trị và bóc lột giữa giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến với giai cấp bị trị là nông nô.

    - Hình thức bóc lột: Lãnh chúa phong kiến chi phối mọi mặt đời sống đời sống nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và sau đó nộp tô thuế cho lãnh chúa.

    - Nông nô phải thực hiện các nghĩa vụ đối với lãnh chúa từ nộp tô thuế và nghĩa vụ lao dịch, binh dịch.

    Trả lời hay
    7 Trả lời 29/06/22
    • Bông cải nhỏ
      Bông cải nhỏ

      Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột bằng địa tô.

      - Các hình thức địa tô như lao dịch, tô hiện vật, tô tiền. Trong đó, tô lao dịch phổ biến trong giai đoạn đầu hình thành lãnh địa phong kiến.

      - Lãnh chúa phong kiến bóc lột sức lao động của nông nô và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô.
      Nông nô là lực lượng sản xuất chính, phải nhận ruộng từ lãnh chúa và nộp tô thuế cho lãnh chúa.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 29/06/22
      • Bé Heo
        Bé Heo

        - Thông qua hình 2. Sơ đồ về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở vương quốc Phơ-răng em thấy: quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô là quan hệ bóc lột:

        + Lãnh chúa chia ruộng đất cho nông dân cày cấy và đặt ra nhiều loại tô, thuế, ví dụ: thuế cưới xin, thuế ma chay…

        => Như vậy, lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô.

        + Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp lại cho lãnh chúa một phần hoa lợi (gọi là: địa tô); ngoài ra, nông nô còn phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch và nộp nhiều loại thuế cho lãnh chúa.

        0 Trả lời 29/06/22

        Lịch Sử

        Xem thêm