Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
1. Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá)
- Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/
- Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ biến như: bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, bản số hoá các bộ sách giáo khoa, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, …
2. Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP)
- Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/
- Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội
Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam.
Xem thêm...BA PHƯƠNG DIỆN CỦA KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC gồm có:
1/ Kho dữ liệu, học liệu số, phục vụ cho dạy học, giáo dục;
2/ Các phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại như máy tính, mạng truyền thông, thiết bị công nghệ với đặc điểm chung là cần nguồn điện năng để vận hành và có thể sử dụng trong dạy học, giáo dục;
3/ Phương pháp khoa học, công nghệ, cách thức tổ chức, khai thác, sử dụng, ứng dụng nguồn học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến phương diện (3) - ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động dạy học, giáo dục.
Xem thêm...Căn cứ tại Mục 4 và Mục 5 Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 về môn thi và hình thức thi như sau:
4. Hình thức thi:
Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
5. Môn thi:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Mặt khác, theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về cấu trúc đề thi THPT quốc gia như sau:
Điều 3. Bài thi
Tổ chức thi 05 (năm) bài thi, gồm: 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Thông qua quy định trên, thi tốt nghiệp THPT 2025 so với năm 2024 có một số thay đổi. Cụ thể đối với môn thi, nếu năm 2024 sẽ có 05 bài thi gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp KHTN; 01 bài thi KHXH.
Tuy nhiên, đối với kỳ thi năm 2025 thì thí sinh chỉ thi 04 môn gồm 02 môn thi bắt buộc Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Xem thêm...Trường THPT an toàn là gì?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 1 Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007 hướng dẫn về trường học an toàn như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
[…]
2. Giải thích thuật ngữ:
- Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương.
[…]
Như vậy, trường THPT an toàn là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Tất cả các học sinh được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Trong đó:
- Tai nạn là sự kiện không chủ ý gây ra hoặc có khả năng gây ra thương tích cho học sinh.
- Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
- Các nguyên nhân thương tích thường gặp đối với học sinh là: tai nạn giao thông, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, bạo lực.
Trường THPT an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Mục 2 Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007 thì trường THPT an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
(1) Trường học an toàn được xây dựng trên cơ sở xây dựng các lớp học an toàn, môi trường xung quanh an toàn và các thiệp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả tại trường học.
(2) Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích:
- Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường trong đó có công tác phòng chống tai nạn, thương tích. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nan, thương tích của nhà trường.
- Nhà trường có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích.
- Có biện pháp tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn thương tích.
(3) Trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi:
- 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn được đánh giá là đạt.
- Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
Xem thêm...Chọn B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.
Quan niệm sống là sự đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, bạn sẽ dùng nó để định hình các hành vi và cách bạn nhìn nhận cuộc sống.
Học thông qua chơi là một phương pháp giáo dục hiệu quả mà các đặc điểm chính bao gồm:
1. Sự hứng thú
2. Học bằng trải nghiệm
3. Phát triển kỹ năng
4. Tương tác xã hội:
5. Học một cách vui vẻ, thoải mái
Đó nha bạn
Bạn xem kế hoạch xây dựng cụ thể nhé: https://vndoc.com/ke-hoach-tu-van-ho-tro-hoc-sinh-trong-hoat-dong-giao-duc-va-day-hoc-module-5-248832
* Vận dụng ở cấp độ cao
- Có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK nhưng phù hợp khi được giải quyết với kĩ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống HS sẽ gặp phải ngoài xã hội.
- Ở cấp độ này có thể hiểu nó là tổng hòa cả 3 cấp độ nhận thức là Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá theo bảng phân loại các cấp độ nhận thức của Bloom.
- Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao là: thiết kế, đặt kế hoạch hoặc sáng tác; biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận; tạo ra sản phẩm mới. .. Các động từ ứng với vận dụng ở cấp độ cao có thể là: lập kế hoach, thiết kế, tạo ra
Xem thêm...Kế hoạch tìm hiểu làng nghề:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và vai trò của nghề truyền thống
- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: nghệ thuật, sản phẩm sắc xảo, điêu luyện, nhiều người biết đến…
- Nghề truyền thống có vai trò đối với người dân và xã hội: tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: tráng bánh, đan giỏ
* Hoạt động 2: Lập kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống
Tên nghề dự định tìm hiểu: liên hệ địa phương gần em có những làng nghề gì
- Mục đích tìm hiểu nghề: học hỏi thêm kiến thứ, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Thời gian tìm hiểu: (tự sắp xếp)
- Nội dung tìm hiểu: làng nghề đó làm gì, thời gian bao lâu, sản phẩm như thế nào…
- Những hoạt động sẽ tiến hành: (các bạn sắp xếp với nhau)
- Phân công nhiệm vụ:
- Nội dung, hình thức trình bày kết quả: thuyết trình trước lớp và trình chiếu các hình ảnh mình đã lưu lại được…
* Hoạt động 3: Thiết kế phiếu phỏng vấn
- Nghề có từ khi nào?
- Những hoạt động đặc trưng của nghề là gì?
- Người làm nghề cần có những yêu cầu gì: về hiểu biết, khả năng, sở thích, đức tính,...
- Làm nghề cần có những trang thiết bị, dụng cụ lao động gì?
- Những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động khi làm nghề?
- Sản phẩm chủ yếu của nghề?
- Vai trò, ý nghĩa của nghề đối với địa phương, xã hội như thế nào?
- Cô, bác, anh, chị có yêu nghề không?
Xem thêm...
xin chào, tôi tên là ...., tôi 11 tuổi, học lớp 5, gia đình tôi có 4 người, tôi yêu cuộc sống của mình
Cách gọi điện từ Việt Nam sang Đức
Cách gọi điện từ Việt Nam sang Đức hay gọi điện từ bất kỳ quốc gia nào khác sang Đức bạn chỉ cần thêm mã vùng Đức vào trước số điện thoại cần gọi. Nói đơn giản như người thân hay bạn bè của bạn ở Đức cho bạn số điện thoại của họ là 0123456789 thì bạn chỉ cần bỏ số 0 ở đầu tiên và thay vào đó là mã vùng Đức. Tức là bạn sẽ bấm điện thoại là +49.123456789. Lưu ý là nếu có dấu + ở đằng trước thì dấu cộng đó thay cho số 00, còn nếu không có dấu + thì phải thay bằng 00; Chẳng hạn như bạn không muốn bấm dấu + thì bạn đổi số +49.
Xem thêm...