EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới:
- GDP của EU cao thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, cao hơn Trung Quốc và gấp hơn 3 lần Nhật Bản.
- GDP/người của EU cao thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản, gấp hơn 3 lần Trung Quốc.
1. Áo, 2. Bỉ, 3. Bun-ga-ri, 4. Crô-a-ti-a, 5. Síp, 6. Séc, 7. Đan Mạch, 8. Ex-tô-ni-a, 9. Phần Lan, 10. Pháp, 11. Đức, 12. Hy Lạp, 13. Hung-ga-ri, 14. Ai-len, 15. I-ta-li-a, 16. Lát-vi-a, 17. Lít-va, 18. Lúc-xem-bua, 19. Man-ta, 20. Hà Lan, 21. Ba Lan, 22. Bồ Đào Nha, 23. Rô-ma-ni, 24. Xlô-va-ki-a, 25. Xlô-ven-ni-a, 26. Tây Ban Nha, 27. Thụy Điển.
Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Anh
- Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Anh:
+ Tài nguyên đất: Anh có khoảng 69% tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng các loại cây lúa mì, khoai tây, yến mạch, củ cải đường…).
+ Khoáng sản: Là quốc gia có nhiều khoáng sản, đặc biệt là các kim loại màu như thiếc và đồng,... Khoáng sản được sử dụng cho các ngành công nghiệp với mục đích phát triển kinh tế.
+ Tài nguyên tái tạo: Do nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trên thế giới ngày càng cao, việc kinh doanh sản xuất điện từ gió đang phát triển nhanh chóng tại Anh.
- Bảo vệ môi trường ở Anh:
Là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 1. Vì vậy, từ những năm 1784 Anh đã phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, đến nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên bảo vệ môi trường là vấn đề được Anh quan tâm hàng đầu.
Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:
- Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.
- Để giữ gìn đa dạng sinh học, các quốc gia châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển bền vững, giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu:
+ Kích thước: Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.
+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.
Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Âu:
- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.
- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.
- Châu Âu là một châu lục đông dân do nhập cư từ lâu đời (cả thời cổ đại và giai đoạn cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI).
- Châu Âu gia tăng sự di cư trong nội bộ do nhu cầu việc làm và nhu cầu lao động. Điều này ảnh hưởng đến dân số các quốc gia.
Tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu:
- Quá trình đô thị hoá ở châu Âu xuất hiện từ sớm, gắn với quá trình công nghiệp hoá (thế kỉ XIX), mức độ đô thị hoá cao với 75% dân số sống ở đô thị.
- Ở vùng công nghiệp lâu đời, đô thị mở rộng và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới.
- Việc phát triển công nghiệp ở nông thôn và mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn, tạo nên các đô thị vệ tinh.
Đặc điểm dân cư của Châu Âu là:
- Số dân năm 2020 châu Âu khoảng 747 triệu người, đứng thứ 4 trên thế giới.
- Châu Âu có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm, tỉ lệ người trên 65 tuổi cao và có xu hướng tăng.
Châu Âu là một châu lục đông dân do nhập cư từ lâu đời, xã hội Châu Âu rất phát triển, văn minh và hiện đại.