Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa Lý

  • Phan Thị Nương Địa Lý Lớp 12
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cu Bin

    Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng:

    - Trong công nghiệp:

    + Tăng cường phát triển công nghiệp năng lượng, đáp ứng nguồn điện và nhu cầu sản xuất công nghiệp của vùng.

    + Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    + Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

    + Chú trọng bảo vệ môi trường, tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch – tiềm năng của vùng.

    1 10/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Phạm Ba Địa Lý Lớp 12
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    chang

    Vị trí địa lý: Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến.

    Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

    Đất đai: đất badan chiếm 40% diện tích của vùng, đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt.

    Khí hậu: cận xích đạo => hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới qui mô lớn.

    Thủy sản: gần các ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú => phát triển ngư nghiệp.

    Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

    Khoáng sản: dầu khí với trữ lượng lớn, sét, cao lanh => thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.

    Sông ngòi : hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

    Kinh tế – xã hội:

    Nguồn lao động: có chuyên môn cao

    Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.

    Cơ sơ hạ tầng: thông tin liên lạc và mạng lưới giao thông phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không.

    Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thì vùng cũng gặp một số khó khăn như:

    Mùa khô kéo dài có khi tới 4 tháng gây ra tình trạng thiếu nước ngọt để sinh hoạt và sản xuất.

    Vùng có khá ít về chủng loại khoáng sản và các nguồn nguyên nhiên liệu, chủ yếu phải nhập từ các vùng khác…

    2 10/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Hai lúa Địa Lý Lớp 12
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phô Mai

    Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ:

    - Tăng nguồn vốn đầu tư vào các ngành sản xuất là thế mạnh của vùng, từ đó được đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại nhất.

    - Đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường,...

    - Mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân.

    - Thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển.

    1 10/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cô Lệ - Tiếng Anh THCS Địa Lý Lớp 12
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chàng phi công

    Những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước:

    - Là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, thu hút lao động dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ.

    - Có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng…nên nguồn lao động phần lớn có trình độ chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề đến các bác sĩ, nhà khoa học, kinh doanh…

    - Là vùng thu hút đầu tư về khoa học kĩ thuật ở trong nước và quốc tế, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến nhất.

    - Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

    - Đời sống người dân khá cao, các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ.

    0 10/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • shinichiro Địa Lý Lớp 12
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Đi Bộ

    Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đổng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Hàng loạt Công trình, thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng.

    Công trình thuỷ điện Y-a-ly (720MW) trên sông Xê Xan được khánh thành vào tháng 4 năm 2002. Bốn nhà máy thuỷ điện khác được xây dựng ngay những năm sau đó là Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của thuỷ điện Yaly) và Plây Krông (thượng lưu của Y-a-ly).

    Trên dòng sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thuỷ điện đã được quy hoạch, vói tổng công suất lắp máy trên 600MW, trong đó lớn nhất là thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW) khởi công tháng 12 năm 2003; thuỷ điện Buôn Tua Srah (85MW), khởi công vào cuối năm 2004; thuỷ điện Xrê Pôk 3 (137MW), thuỷ điện Xrê Pôk 4 (33MW), thuỷ điện Đức Xuyên (58MW). Thuỷ điện Đrây Hơ-linh đã được mở rộng lên 28MW.

    Trên hệ thống sông Đồng Nai, trước đây có công trình thuỷ điện Đa Nhim (160MW). Hiện nay, các công trình Đại Ninh (300MW), Đổng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.

    Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit (cần rất nhiều điện). Đồng thời„ các hổ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

    1 10/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Hai lúa Địa Lý Lớp 12
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nguyễn Sumi

    Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng vì các lí do sau:

    * Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên:

    - Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước: chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Trong rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

    - Có giá trị lớn đối với môi trường - sinh thái:

    + Tây Nguyên là vùng thượng nguồn phía Tây của các con sông chảy về vùng duyên hải Nam Trung Bộ nước ta. Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến vùng cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung ở phía Đông.

    + Tây Nguyên có khí hậu phân hóa mùa khô sâu sắc và kéo dài, rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế thiếu nước vào mùa khô.

    * Tài nguyên rừng của vùng đang bị suy giảm:

    + Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm.

    + Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng.

    + Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

    => Trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng.

    0 10/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Địa Lý Lớp 12
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mỡ

    Điều kiện tự nhiên:

    Có diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung ở những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê.

    Khí hậu cận xích đạo có một mùa mưa và mùa khô, thuận lợi cho việc tưới tiêu và phơi sấy sản phẩm.

    Điều kiện kinh tế - xã hội:

    Cơ sở chế biến cà phê đã và đang được phát triển rộng rãi.

    Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng

    Người dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê.

    Nhà nước đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển cây cà phê.

    Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, vùng cũng có những mặt hạn chế đến sự phát triển cây cà phê của vùng:

    Mùa khô kéo dài khiến cho vùng thiếu nước tưới tiêu cho cây trồng

    Lao động có trình độ kĩ thuật và chuyên môn còn hạn chế

    Cơ sở kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn thấp.

    Các khu vực chuyên canh cà phê: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai.

    Biện pháp phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này:

    Đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho cà phê và giữ được nguồn nước ngầm cho mùa khô.

    Đa dạng hóa cây trồng (cân đối giữa diện tích cây cà phê vối và cây cà phê chè).

    Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

    Có chính sách ưu đãi đối với vùng SX cà phê.

    Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê.

    Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.

    Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các vùng chuyên canh cây cà phê, xây dựng các cơ sở CN chế biến gắn với các vùng chuyên canh cà phê, đẩy mạnh xuất khẩu.

    0 10/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Khang Anh Địa Lý Lớp 12
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phúc Huy

    * Thuận lợi:

    - Vị trí địa lí:

    + Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.

    + Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) tạo điều kiện để mở rộng buôn bán thông qua các cửa khẩu.

    + Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…

    - Điều kiện tự nhiên:

    + Địa hình và đất: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.

    + Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).

    + Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước cho sản xuất.

    + Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

    + Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.

    - Kinh tế - xã hội:

    + Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

    + Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.

    + Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

    + Thị trường tiêu thụ lớn, cả ở trong và ngoài nước.

    * Khó khăn:

    - Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.

    - Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

    - Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

    - Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.

    0 10/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô chủ nhỏ Địa Lý Lớp 12
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mít Xù

    Tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì:

    Thứ nhất, nó cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên ( khoáng sản, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản…) vốn có của vùng để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.

    Thứ hai, cho phép khai thác các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng. Đó là phát triển ngành thủy sản (Chăn nuôi, khai thác, chế biển), phát triển du lịch và mở rộng giao lưu, quan hệ với các nước khác thông qua các cảng biển nước sâu…

    Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mối liên kết kinh tế với các vùng khác trong cả nước và quốc tế thông qua quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh…

    Cuối cùng, thúc đẩy sự phát triển KT và hình thành cơ cấu KT ở phần phía Tây của vùng. Hiện nay, hoạt động KT của vùng còn tập trung chủ yếu ở phía Đông, trong khi đó vùng phía Tây còn chậm phát triển.

    Việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giúp cho việc khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vùng gò đồi, miền núi và hoàn thiện cơ cấu KT theo lãnh thổ của vùng.

    2 09/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Phan Thị Nương Địa Lý Lớp 12
    7 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Gạo

    * Nguồn lực phát triển công nghiệp:

    - Vị trí địa lí (tài nguyên vị thế):

    + Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.

    + Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

    + Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

    - Nguồn lực tự nhiên:

    + Khoáng sản: có một số loại có giá trị như vật liệu xây dựng (cát thủy tinh, titan), dầu khí (ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).

    Ngoài ra còn có vàng ở Bồng Miêu (Quàng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định), đá axít (Quy Nhơn, Phan Rang), sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nẵng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Quảng Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

    => Các loại khoáng sản trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng....

    + Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

    + Rừng: có nhiều loại gỗ quý, cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

    + Tài nguyên biển: Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản.

    + Tài nguyên đất, khí hậu, địa hình tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

    - Kinh tế - xã hội:

    + Dân cư tập trung ở các đô thị, là nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp.

    + Chính sách phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư…

    * Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp:

    - Công nghiệp (xây dựng) chiếm tỉ trọng tương đối khá trong cơ cấu GDP (36,6%).

    - Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh trong vùng so với cả nước còn thấp.

    - Cơ cấu ngành được hình thành theo thế mạnh của vùng, bao gồm:

    + Công nghiệp khai thác khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh.

    + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Quy Nhơn, Nha Trang, Tam Kì.

    + Công nghiệp cơ khí (lắp ráp, sửa chữa các phương tiện vận tải) phân bố ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

    + Công nghiệp đóng tàu: Đà Nẵng.

    + Công nghiệp hóa chất: Đà Nẵng, Nha Trang.

    + Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

    - Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển: lớn nhất là Đà Nẵng,tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

    2 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Kẹo Ngọt Địa Lý Lớp 12
    5 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chồn

    Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng được giải quyết bằng cách:

    Tăng cường khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày..

    Ở những nơi có khí hậu khô hạn có thể đẩy mạnh việc chăn nuôi. Có thể chăn nuôi bò, dê, cừu.

    Ở vùng ven biển tăng cường đánh bắt thủy sản gần bờ và xa bờ, sử dụng các đầm, phá để nuôi trồng thủy sản.

    Khả năng giải quyết vấn đề lương thực – thực phẩm của vùng là hoàn toàn có thể. Một số phương án như:

    Đẩy mạnh thâm canh cây lúa ở những nơi có điều kiện thuận lợi (đất phù sa,nguồn nước tưới), nhất là đồng bằng Phú Yên-Khánh Hòa, Ninh Thuận-Bình Thuận…

    Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm với vùng trọng điểm lương thực từ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long….

    4 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ba Lắp Địa Lý Lớp 12
    5 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Heo

    Những thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

    Vị trí địa lí:

    Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

    Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.

    Điều kiện tự nhiên:

    Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu, vùng đồng bằng ven biển có thể sản xuất nông nghiệp

    Ven biển có nhiều bãi tắm, bãi biển đẹp

    Khoáng sản chủ yếu là dầu khí ở thềm lục địa và cát làm thủy tinh

    Có nhiều tiềm năng để phát triển để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

    Điều kiện kinh tế - xã hội:

    Mạng lưới giao thông, điện lưới ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện

    Cơ sở vật chất đang được đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất đời sông.

    Lịch sử khai thác lâu đời, người dân có kinh nghiệm, có nguồn lao động dồi dào…

    Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.

    Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

    Những khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

    Khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào mùa hạ, chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam gây hạn hán nhiều khu vực

    Diện tích sa mạc hóa ngày càng mở rộng

    Sông mùa mưa nước lên nhanh, gây lũ lụt diện rộng, chịu ảnh hưởng bão từ biển.

    Cơ sở vật chất còn khá nghèo nàn…

    2 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời