Các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế:
- Cơ cấu ngành kinh tế: bao gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: bao gồm khu vực kinh tế trong nước (ví dụ, ở Việt Nam gồm có: kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước như kinh tế tập thể kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu lãnh thổ: ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ sẽ có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau: toàn cầu, khu vực (ASEAN, EU, châu Á - Thái Bình Dương,...), quốc gia, vùng (ví dụ: Việt Nam có 7 vùng kinh tế).
Ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế:
- Vị trí địa lí:
+Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng trong nước và các nước trên thế giới bằng đường biển; tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng giàu nguyên, nhiên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp (sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, khoáng sản, thủy điện).
+ Vị trí địa lí của nước ta:
Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (dông bão, lụt lội, hạn hán).
- Nguồn lực tự nhiên:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, mang lại nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển: du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển (sản xuất muối, titan, cát thủy tinh), giao thông biển.
+ Tây Nguyên có diện tích đất badan rộng lớn trên các cao nguyên xếp tầng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội.
+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía Nam, lao động đông và có trình độ cao....vì vậy thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; lao động có trình độ thấp....vì vậy vùng hạn chế về các nguồn vốn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế của vùng.
Các nguồn lực phát triển kinh tế:
- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông.
- Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
- Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.
- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
* Đặc điểm
- Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
+ Dân cư tập trung đông ở Tây Âu, Ca-ri-bê, Trung Á - Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.
+ Dân cư thưa thớt: Bắc Âu, Tây Á, châu Đại Dương,...
- Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
+ Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
+ Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...
- Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Tây và Trung Âu, Bắc Âu, Liên Bang Nga, Đông Á, Ôxtrâylia, Libi .
- Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhất: châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á.
Nhận xét:
- Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh và liên tục, từ 13,6% (năm 1900) lên 37,7 % (năm 1970) đạt 48,0% (năm 2005), tăng 34,4%
- Tỉ lệ dân cư nông thôn ngày càng giảm, từ 86,4% (năm 1900) xuống còn 52,0% (năm 2005).
-Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê-hi-cô và Việt Nam năm 2000
- Nhận xét:
+ Cơ cấu lao động giữa các nước có sự khác nhau.
+ Khu vực I: Việt Nam là nước có tỉ trọng cao nhất, chiếm tới 68%, trong khi đó ở Mê hi cô là 28% và thấp nhất là Pháp chỉ 5,1%.
+ Khu vực II: Pháp là quốc gia có tỉ trọng cao nhất chiếm 27,8%, sau đó là Mê hi cô là 24% và Việt Nam thấp nhất chỉ 12%.
+ Khu vực III: Pháp là nước có tỉ trọng cao nhất chiếm tới 67,1%, sau đó là Mê hi cô là 48%, Việt Nam là quốc gia có tỉ trọng thấp nhất chỉ 20%.
Có ba kiểu tháp dân số cơ bản:
+ Kiểu mở rộng : đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoai thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp : tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định: tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh ; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ớ nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
*Cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi:
- Cơ cấu dân số theo giới:
+ Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).
+ Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
+ Cơ cấu theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Phân tích cơ cấu theo giới, ngoài khía cạnh sinh học người ta còn chú ý đến khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của nam và nữ giới.
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
+ Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.
+ Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).
* Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì:
- Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.