* Cơ cấu dân số già
- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.
- Khó khăn:
+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.
+ Nguy cơ suy giảm dân số.
* Cơ cấu dân số trẻ
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KHKT; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám.
+ Tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên tăng lên.
+ Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ.
- Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất và tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
- Cơ cấu dân số nói lên vị thế, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của giới nam và giới nữ.
Hậu quả của dân số tăng nhanh:
- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...
- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.
- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.
- Thất nghiệp, thiếu việc làm: Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng nhanh.
Gia tăng dân số tự nhiên | Gi tăng dân số cơ học |
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số. | - Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học. - Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng |
- Ta có công thức:
Dân số năm sau = A * (1+ r)n
⟹ A = Dân số năm sau/ (1+r)n
Trong đó: A là dân số năm trước.
r là gia tăng tự nhiên (r = 2% = 0,02)
n là hiệu số năm sau với năm trước.
- Áp dụng công thức:
Biết dân số năm 1998 là 975 (triệu người).
+ Dân số năm 1999 = Dân số năm 1998 * (1+0,02)1 = 975 * 1,02 = 994,5 triệu người.
+ Dân số năm 1997 = Dân số năm 1998/ (1+ 0,02)1 = 975 /1,02 = 955,9 triệu người.
Tương tự ta có kết quả bảng sau:
Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...
- Xã hội: gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...
- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm suy thoái (đất, nước, không khí).
- Các nước được chia thành 5 nhóm có sự gia tăng dân số tự nhiên khác nhau.
- Các quốc gia tiêu biểu của mỗi nhóm:
+ Nhóm ≥ 3%: Mađagaxca, Mali, Ôman, Yêmen...
+ Nhóm 2 – 2,9%: Libi, Ai Cập, Xu Đăng, Vênêxuêla...
+ Nhóm 1 – 1,9%: Nam Phi, Mông Cổ, Braxin, Mêhicô...
+ Nhóm 0,1 – 0,9%: Trung Quốc, Ôxtâylia, Hoa Kì, Canađa...
+ Nhóm ≤ 0%: Liên Bang Nga, Ba Lan, Đức...
- Nhận xét: gia tăng dân số tự nhiên trên thế giới không đều nhau và có sự chênh lệch lớn giữa các nước, các khu vực.
+ Các nước thuộc khu vực châu Phi chủ yếu có gia tăng dân số ở mức cao nhất thế giới (≥ 3 % và 2– 2,9 %). Đây là khu vực các nước nghèo, kinh tế phát triển chậm.
+ Nam Mĩ, Nam Phi và các nước Tây Nam Á và Đông Nam Á phổ biến mức 1 -1,9%. Là khu vực có nền kinh tế đang phát triển năng động, các nước công nghiệp mới...
+ Các nước Bắc Mĩ, Ôxtâylia, Đông Á và một số nước Tây Âu có mức gia tăng thấp: 0,1 – 0,9%. Khu vực kinh tế phát triển, lãnh thổ rộng lớn.
+ Liên Bang Nga và hầu hết các nước châu Âu có mức gia tăng dân số rất thấp ≤ 0%. Các nước có dân số già, khí hậu lạnh giá.
Nhận xét:
- Thời kì 1950 - 2005:
+ Tỉ suất sinh thô của toàn thế giới cao hơn các nước phát triển và thấp hơn các nước đang phát triển.
+ Tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển gấp khoảng 2 lần các nước phát triển. (năm 2004 -2005: tỉ suất sinh thô các nước phát triển là 11‰ và các nước đang phát triển là 24‰).
- Trong thời kì từ 1950 - 2005: tỉ suất sinh thô của toàn thế giới, các nước phát triển. các nước đang phát triển đều có xu hướng giảm nhanh.
+ Tỉ suất sinh thô ở các nước phát triển giảm nhanh nhất (giảm 2.1 lần).
+ Tỉ suất sinh thô các nước đang phát triển giảm nhanh thứ 2 (giảm 1,75 lần).
+ Tỉ suất sinht thô toàn thế giới giảm chậm nhất ( 1,71 lần).
+ Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
+ Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người: Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người này càng rút ngắn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.
=> Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ vào những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khở và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy còn giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.
1. Giữ gìn cây xanh
2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
3. Rút các phích khỏi ổ cắm
4. Sử dụng năng lượng sạch
5. Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)
7. Giảm sử dụng túi nilông
Một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường:
- Không khí:
+ Khói bụi từ các phương tiện giao thông;
+ Đốt than tổ ong;
+ Đốt rơm rạ trên đồng ruộng;
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp,...
- Nước:
+ Xả chất thải sinh hoạt, sản xuất ra ao, hồ, sông, suối chưa qua xử lí;
+ Khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển;
+ Vứt rác bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối,...