- Đối với sản xuất Nông nghiệp
Đối tượng lao động: Cây trồng, vật nuôi.
Đặc điểm sản xuất: Phân tán theo không gian; chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện tự nhiên; các giai đoạn phải theo trình tự bắt buộc.
- Đối với sản xuất Công nghiệp
Đối tượng lao động: Khoáng sản, tư liệu sản xuất.
Đặc điểm sản xuất: Tập trung cao độ; ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên; các giai đoạn có thể tiến hành đồng thời, có thể tách xa nhau về mặt không gian.
Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp:
- Giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu (khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh cá,...).
- Giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu dùng trong xã hội (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, thực phẩm,...
Tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, vì:
- Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, an ninh quốc phòng.
- Ví dụ như các nước phát triển: Anh, Mỹ, LB Nga, Đức,... đều là những nước có tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cao và các nước đang phát triển: Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ,... có tỉ trọng ngành công nghiệp thấp, tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp cao, nền kinh tế chậm phát triển.⟶ Tỉ trọng của ngành công nghiệp biểu thị trình độ phát triển và sự vững mạnh của nền kinh tế nước đó.
Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:
- Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người.
- Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (thiên tại mưa bão ảnh hưởng đến nguồn cung), nguồn lợi thủy sản đang cạn dần (do ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức).
- Việc nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm:
+ Phụ thuộc tự nhiên ít hơn, giúp tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.
+ Khoa học kĩ thuật phát triển, tạo ra nhiều nguồn giống năng suất chất lượng cao; cơ sở thức ăn, kĩ thuật nuôi trồng hiện đại.
+ Chủ động được nguồn cung thủy sản, ổn định.
+ Giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao,..
a. Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét:
Giai đoạn 1980-2002: Số lượng bò và lợn tăng lên liên tục.
+ Số lượng bò tăng từ 1218,1 triệu con (1980) lên 1360,5 triệu con (2002), tăng gấp 1,1 lần.
+ Số lượng lợn tăng từ 778.8 triệu con (1980) lên 939,3 triệu con (2002), tăng gấp 1.2 lần.
+ Số lượng bò nhiều hơn lợn ở tất cả các năm nhưng đàn lợn lại tăng nhanh hơn đàn bò.
Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi:
- Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.
+ Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
+ Xuất khẩu có giá trị.
+ Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.
- Đặc điểm:
+ Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
+ Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
Ví dụ:
- An Giang, Đồng Tháp: nuôi cá tra, cá basa.
- Quảng Nam, Thái Bình: nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Phá Tam Giang-Cầu Hai (Huế): nuôi tôm sú, cua, cá kình, cá dìa, cá đối.
- Gio Linh - Quảng Trị: nuôi cá vược và cá hồng Mỹ nước lợ.
Sự phân bố đàn gia súc trên thế giới:
- Bò: nuôi ở các vùng đồng cỏ tốt, là vật nuôi dễ thích nghi với các kiểu khí hậu nên phân bố ở hầu khắp lãnh thổ trên thế giới, trên vùng đồng cỏ tươi tốt (Ấn Độ, Bra-xin, Trung Quốc, Hoa Kì, Ac-hen-li-na, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, LB Nga, Pa-kit-xtan, Ô-xtrây-Ii-a, Pháp...).
- Trâu: ở vùng đồng cỏ nhiệt đới nóng ẩm (Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pi, Xu-đăng,...).
- Lợn: ở vùng lương thực thâm canh miền khí hậu cận nhiệt và ôn đới (Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin, CHLB Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, LB Nga,..).
- Cừu: trên các đồng cỏ khô cằn thuộc vùng cận nhiệt, khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, I-ran, Anh, Xu-đăng, CH Nam Phi, Niu Di-len. Thổ Nhĩ Kì...)
- Dê: ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt (Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pia, Xu-đăng, Ni-giê-ri-a, Bra-xin,...).
- Hình thức: chăn thả, chuồng trại, nửa chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp.
- Hướng chăn nuôi: lấy sức kéo, lấy thịt, da, lông, lấy sữa, lấy trứng
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt.
- Trong khi ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi.
⟹ Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
Phải chú trọng đến việc trồng rừng vì:
- Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người.
+ Rừng có tác dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất.
+ Góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn; rừng đầu nguồn hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất đá ở vùng núi...
+ Rừng là nguồn gen quý giá.
+ Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, cung cấp các loài thuốc quý...
- Mặt khác, hiện nay diện tích rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi con người, độ che phủ giảm đáng kể, xuất hiện nhiều đất trồng đồi núi trọc...