- Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí:
+ Là “quả tim của công nghiệp nặng", đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị. máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội.
+ Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống.
+ Sử dụng và cải tạo tự nhiên, nâng cao chất lượng sống của con người.
+ Đưa nền sản xuất với kĩ thuật lạc hậu thành nền sản xuất với kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, có năng suất lao động cao, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học
+ Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp trên thế giới ở thế kỉ XXI nhằm đưa nền kinh tế - xã hội lên một trình độ cao mới, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển nền kinh tế tri thức
+ Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Rượu: Pháp, Nga,...
- Bia: Heniken, Tiger, Carlsberg, Sài Gòn, Hà Nội. Halida,...
- Nước giải khát: Pepsi, Coca cola,...
- Đường: Lam Sơn, Biên Hòa, Hiệp Hòa,...
- Sữa: Hà Lan. Pháp, Vinamilk,...
- Đồ hộp: Visan, Hạ Long,...
- Công nghiệp hóa chất là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới.
- Bao gồm ba phân ngành chính với ra nhiều sản phẩm khác nhau.
+ Phân ngành hóa chất cơ bản: axit vô cơ (HCl,...), muối, kiềm, clo,...; phân bón, thuốc trừ sâu; thuốc nhuộm.
+ Phân ngành hóa tổng hợp hữu cơ: sợi hóa học, cao su tổng hợp, các chất dẻo, các chất thơm, phim ảnh.
+ Phân ngành hóa dầu: xăng, dầu hỏa, dầu bôi trơn, dược phẩm, chất thơm,...
- Công nghiệp hóa chất tập trung và phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển và các nước công nghiệp mới như Nhật Bản, Hoa Kì. Anh, LB Nga, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan...bao gồm đầy đủ các phân ngành.
⟹ Đây là những quốc gia có trình độ phát triển cao, khoa học-kĩ thuật hiện đại.
- Các nước đang phát triển chủ yếu phát triển các ngành hóa chất cơ bản và chất dẻo như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bra-xin,...
⟹ Do trình độ khoa học kĩ thuật chưa thực sự phát triển để đáp ứng yêu cầu các phân ngành hiện đại như hóa dầu.
Sự khác biệt cơ bản của 4 ngành đó là kích thước của máy móc sản xuất ra.
- Cơ khí thiết bị toàn bộ: Máy có khối lượng và kích thước lớn (tua hin phái điện, dàn khoan dầu khí, máy tiện, phay, đầu máy xe lửa, tàu biển,...).
- Cơ khí máy công cụ: Máy có khối lượng và kích thước trung bình (máy bơm, xay xát, máy dệt, may, ô tô, tàu thủy nhỏ, ca nô,...).
- Cơ khí hàng tiêu dùng: Cơ khí dân dụng (tủ lạnh, máy giặt,...): máy phát điện loại nhỏ, động cơ điêzen loại nhỏ,...
- Cơ khí chính xác: Thiết bị nghiên cứu thí nghiệm y học, quang học,...; chi tiết của ngành hàng không, vũ trụ,...; thiết bị kĩ thuật điện.
a) Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen
- Là một trong những ngày quan trọng nhất của công nghiệp nặng.
- Là nguyên liệu cơ bản cho ngành công nghiệp chế tạo máy, gia công kim loại.
- Hầu hết tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen: nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng, cung cấp vật liệu cho công nghiệp xây dựng...
b) Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim màu
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy, chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện tử.
- Phục vụ cho công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế quốc dân khác (như thương mại, bưu chính viễn thông...).
- Kim loại màu quý, hiếm phục vụ cho công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử.
* Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1940 - 2000, cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử, thủy điện và năng lượng mới.
+ Trước hết là sự xuất hiện nguồn năng lượng mới với tỉ trọng khá cao (7% năm 2000).
+ Tiếp đến là năng lượng nguyên tử, thủy điện tăng gần 28%.
+ Tỉ trọng dầu khí tăng 2 lần, từ 26%(1940) lên 54%(2000).
+ Tỉ trọng củi, gỗ và than đá giảm nhanh (giảm 9% và 37%).
* Giải thích:
- Những năm đầu TK XX, trình độ khoa học- kĩ thuật chưa phát triển rộng rãi, con người chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu thô và có sắn trong tự nhiên như củi gỗ và than đá.
- Trong thế kỉ XX, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ.
- Cuối thế kỉ XX do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí hiệu ứng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt....).
* Nhận xét:
- Các nước phát triển như Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a là những nước giàu quặng kim loại màu đồng thời có ngành sản xuất kim loại màu phát triển.
- Các nước đang phát triển còn lại có trữ lượng lớn về kim loại màu nhưng chủ yếu phát triển khai thác và xuất khẩu tinh quặng (ví dụ: đồng ở Chi-lê, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin; bôxit ở Ghi-nê, Bra-xin,...), sản xuất kim loại màu không phát triển.
* Nguyên nhân:
- Quặng kim loại màu là các quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và ở dạng đa kim nên đòi hỏi quy trình chế luyện phức tạp, kĩ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn,...Vì vậy, ngành sản xuất kim loại màu chủ yếu tập trung ở các nước có nền công nghiệp phát triển, trình độ cao.
- Các nước khai thác quặng sắt chủ yếu: Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Ấn Độ. U-crai-na, Hoa Kì, CH Nam Phi, ỏCa-na-đa, Thụy Điển, Vê-nê-xuê-la, Ca-dăc-xtan, I-ran. Thổ Nhĩ Kì, Hàn Quốc, Ai Cập. Đức, Pháp, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Chi-lê.
- Các nước sản xuất thép chủ yếu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, LB Nga, Hàn Quốc, U-crai-na, Bra-xin. I-ta-li-a, Pháp, Đức, Anh, B. Thụy Điển.
Trong điều kiện hiện nay, vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới. Cụ thể là vị trí giáp biển, gần các trung tâm kinh tế năng động...tạo nhiều điều kiện giao lưu trao đổi sản phẩm - nguyên nhiên liệu trong ngành công nghiệp, mở rộng thị trường, thu hút lao động, tạo bàn đạp để các nước tiến dần ra biển.
Ví dụ ở Việt Nam các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất... đều phân bố ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi: gần các tuyến đường giao thông, gần nguồn nguyên liệu,... Cụ thể hơn, khu chế xuất Tân Thuận - một trong những khu chế xuất lớn nhất ở TP Hồ Chí Minh với diện tích 300 ha, nằm ở quận 7, cách trung tâm thành phố 4km, sát cảng Bến Nghé và cảng Tân Thuận khoảng 2km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 13km và gần với tỉnh lộ 15 thông thương với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tác động và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi.
Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
Sản cuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:
- Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành kinh tế.
Ví dụ: Máy cắt lúa, máy cày,... trong nông nghiệp; nhà máy, xí nghiệp sản xuất ô tô, điện thoại,... đều do ngành công nghiệp cung cấp và xây dựng.
- Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị.
Ví dụ: Điện gia dụng trong gia đình (máy giặt, điều hòa, tủ lạnh,...),...
- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế.
Ví dụ: Nhờ ngành công nghiệp sản xuất ra các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp khiến sản lượng và năng suất các sản phẩm nông nghiệp tăng.
- Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ví dụ: Khai thác than dưới hầm lò đã sử dụng công nghệ giá khung thủy lực giúp bảo vệ an toàn cho người lao động và khai thác than dễ hơn.
- Tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
Ví dụ: Sản phẩm của ngành công nghiệp rất đa dạng và phong phú: năng lượng (điện, dầu khí,...), các sản phẩm hóa chất (xà phòng, thuốc tẩy,...), hàng tiêu dùng (quần áo, ti vi, tủ lạnh,...),...
- Tạo ra nhiều sản phẩm mới cho nền kĩ thuật hiện đại.
Ví dụ: điện tử -tin học, chế tạo vũ khí (tên lửa Tomahack), năng lượng hạt nhân,...
- Mở rộng sản xuất.