Thư Anh Lê Địa Lý Lớp 10

Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940-2000

Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940-2000. Giải thích:

3
3 Câu trả lời
  • Bi
    Bi

    * Nhận xét:

    - Trong giai đoạn 1940 - 2000, cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử, thủy điện và năng lượng mới.

    + Trước hết là sự xuất hiện nguồn năng lượng mới với tỉ trọng khá cao (7% năm 2000).

    + Tiếp đến là năng lượng nguyên tử, thủy điện tăng gần 28%.

    + Tỉ trọng dầu khí tăng 2 lần, từ 26%(1940) lên 54%(2000).

    + Tỉ trọng củi, gỗ và than đá giảm nhanh (giảm 9% và 37%).

    * Giải thích:

    - Những năm đầu TK XX, trình độ khoa học- kĩ thuật chưa phát triển rộng rãi, con người chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu thô và có sắn trong tự nhiên như củi gỗ và than đá.

    - Trong thế kỉ XX, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi.

    - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ.

    - Cuối thế kỉ XX do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí hiệu ứng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt....).

    0 Trả lời 16/05/22
  • Thần Rừng
    Thần Rừng

    Trên thế giới đang có xu hướng tăng trong việc sử dụng dầu khí (năm 1940 là 26% nhưng năm 2000 lại là 54%), năng lượng nguyên tử, thủy điện (3% (1940) và 20% (2000)) và có thêm năng lượng mới (7% (1940)), xu hướng giảm việc sử dụng than đá (57%(1940) và 20% (2000)), củi gỗ (12% (1940) và 5% (2000)) do khí thải mà than đá, cửi gỗ thải ra gây ô nhiễm môi trường, và con người thì khai thác đến mức đang dần cạn kiệt. Ngày nay do khoa học kĩ thuật phát triển, con người đang dần tìm những nguyên liệu sạch với chi phí rẻ mà lại chất lượng cao để bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí cũng như có thể tái tạo được để không bị cạn kiệt.

    0 Trả lời 16/05/22
  • Hằngg Ỉnn
    Hằngg Ỉnn

    Mình thấy ở bài Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 32 có đáp án

    0 Trả lời 16/05/22

Địa Lý

Xem thêm