Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa Lý

  • Mèo Ú Địa Lý Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Captain

    - Vùng hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đường sắt.

    - Vận tải ô tô gặp trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc.

    - Phương tiên vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết và để tránh ăn mòn do cát bay.

    - Vận tải bằng gia súc (lạc đà) là phổ biến, ngoài ra có vận tải trực thăng.

    0 20/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô Lệ - Tiếng Anh Tiểu học Địa Lý Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    Ảnh hưởng của mạng lưới sông ngòi dày đặc đến ngành giao thông vận tải nước ta:

    - Thuận lợi: Phát triển ngành vận tải đường sông.

    - Khó khăn: Vận tải đường ô tô, đường sắt đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà,... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.

    1 20/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Báo Địa Lý Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bọ Cạp

    - Vùng hoang mạc: lạc đà (thô sơ) và các phương tiện hiện đại (ô tô, trực thăng,...).

    - Vùng băng giá gần Cực Bắc: xe kéo ( do chó kéo) và các phương tiện hiện đại (tàu phá băng nguyên tử, trực thăng,...).

    0 20/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô Linh - Tiếng Anh THCS Địa Lý Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Friv ッ

    - Sự phát triển của vận tải đường biển cùng với việc ra đời hai kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma đã góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động thông thương quốc tế. Rút ngắn quãng đường vận chuyển, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế hai bề bờ đối diện Đại Tây Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đây cũng là khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới. Các trung tâm kinh tế đô thị lớn là: Tô-ky-ô, Niu-Iooc, Thượng Hải, Mum-bai, Rôt-tec-đam...

    - Đường hầm giao thông dưới biển Măng sơ nối các nước Anh với Pháp và châu Âu lục địa hoàn thành năm 1994. Đây là tuyến giao thông rất quan trọng ở châu Âu, giúp hàng hóa có thể vận chuyển trực tiế từ Anh sang châu Âu lục địa và ngược lại mà không cần trung chuyển bằng phà.

    - Việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta góp phần phân công lao động phát triển kinh tế ở khu vực phía Tây. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tây Nguyên và miền Trung.

    0 20/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mỡ Địa Lý Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bọ Cạp

    Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ?

    0 20/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vi Emm ✔️ Địa Lý Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Friv ッ

    Tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới:

    - Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây.

    - Ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 - 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu).

    - Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%.

    0 19/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Xuka Địa Lý Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Hằngg Ỉnn

    - Khái niệm: Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, bao hàm tất cả những hoạt động kinh tế nằm ngoài ngành nông nghiệp và công nghiệp, nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.

    - Phân loại dịch vụ: gồm ba nhóm

    + Dịch vụ kinh doanh: vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,...

    + Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao),...

    + Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,...

    - Ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống:

    + Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân.

    + Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

    0 19/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Song Tử Địa Lý Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chồn

    Nhận xét:

    - Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP các nước có nền kinh tế phát triển ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Thụy Điển, Phần Lan (Bắc Âu), Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, Niu Di-len, CH Nam Phi, Ac-hen-ti-na, Pê-ru.

    + Các nước có tỉ trọng dịch vụ >70% là: Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Pháp, Anh, Thụy Điển, Ac-hen-ti-na, Pê-ru..

    + Các nước có tỉ trọng dịch vụ từ 60 - 70% là: Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì...

    - Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp (<50%) trong cơ cấu GDP phần lớn thuộc các nước đang phát triển ở châu Phi, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á. Trung Quốc, Vê-nê-xuê-la,...Đặc biệt, các quốc gia có tỉ trọng dịch vụ dưới 30% tập trung ở Trung Phi (CHND Công-gô, Ăng-gô-la, Trung Phi, Camơrun).

    0 19/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Trang Nguyễn Địa Lý Lớp 10
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chuột Chít

    Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ:

    - Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.

    - Con người là khách hàng của ngành dịch vụ. Số dân, kết cấu tuổi, giới tính và sức mua của dân cư ảnh hưởng tới quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng, cơ cấu các ngành dịch vụ.

    Ví dụ: Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu về dịch vụ y tế, giáo dục, thời trang,...đa dạng và phức tạp hơn. Đối với quốc gia có tỉ lệ người già lớn, dịch vụ bảo hiểm, y tế lại được chú trọng.

    - Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, tạo nên mạng lưới dịch vụ đa dạng.

    Ví dụ: Các thành phố lớn ở nước ta đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn và phát triển nhất cả nước (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). Tập trung nhiều trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, nhà hàng...hàng đầu cả nước.

    - Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

    - Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. Nơi có điều kiện tốt, đời sống nhân dân cao nhu cầu hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm dịch vụ lớn hơn (nhà hàng, du lịch, ăn uống, giáo dục..). Ngược lại, ở vùng núi khó khăn nhân dân không có khả năng và nhu cầu lớn về các hoạt động dịch vụ này.

    - Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng.

    1 19/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vợ là số 1 Địa Lý Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chuột nhắt

    Các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung, vì:

    - Các nước này đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

    - Các khu công nghiệp tập trung được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển. Đồng thời sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng tronng nước và xuất khẩu. Ngoài ra còn góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch giữa các vùng.

    0 19/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Phô Mai Địa Lý Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Lanh chanh

    Có 4 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

    Điểm công nghiệp:

    Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán

    Nằm cùng với một điểm dân cư

    Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc laaoj về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

    Khu công nghiệp tập trung:

    Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân sinh sống

    Có ranh giới rõ ràng

    Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao

    Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

    Được hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước.

    Khu trung tâm công nghiệp:

    Ví trí địa lí thuận lợi

    Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về quy trình, công nghệ.

    Có các xí nghiệp nòng cốt, các xí nghiệp hỗ trợ, phục vụ.

    Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

    Nơi có dân cư sinh sống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ.

    Vùng công nghiệp:

    Vùng lãnh thổ rộng lớn.

    Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung lâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

    Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

    Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

    0 19/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vợ nhặt Địa Lý
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Heo Ú

    Đặc điểm phân bố sản xuất ô tô và máy thu hình trên thế giới:

    Sản xuất ô lô và máy thu hình tập trung chủ yếu ở các nước có ngành công nghiệp phát triển (Hoa Kì, Ca-na-đa, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bra-xin, Tây Ban Nha, Ma-lai-xi-a. Đây là những nước có nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

    0 19/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời