- Đường biển
+ Ưu điểm: Đảm đương chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương), tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại quốc tế. Khối lượng luân chuyển hảng hóa rất lớn.
+ Nhược điểm: Việc chở dầu bằng các tàu chở dầu lớn (tanke) luôn luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương, nhất là ở vùng nước gần các cảng.
- Đường hàng không
+ Ưu điểm: tốc độ vận chuyển nhanh. Đảm bảo các mối giao lưu quốc tế, đặc biệt chuyên chở hành khách giữa các châu lục.
+ Nhược điểm: Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp, ô nhiễm khí quyển.
Đường sắt | Đường ô tô | |
Ưu điểm | - Vận chuyển hàng nặng trên những tuyến đường xa. Tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. | - Tiện lợi, cơ động và thích nghi cao với các điều kiện địa hình. - Có hiệu quả kinh tế cao với cự li vận chuyển ngắn và trung bình. - Đáp ứng yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng. Là phương tiện có thể phối hợp được với tất cả các loại phương tiện vận tải khác. |
Nhược điểm | - Chỉ vận chuyển được trên các tuyến đường đặt sẵn đường day. Chi phí xây dựng cao, tính cơ động thấp. | Chi phí xây dựng cao, sử dụng nhiều nguyên liệu. Gây ô nhiễm môi trường, tắc đường, tai nạn giao thông. |
- Hai bờ Đại Tây Dương (chủ yếu là Bắc Đại Tây Dương) là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (EU và Bắc Mĩ). Các cảng ở đây vừa có hậu phương cảng rộng lớn, vừa có các vùng tiền cảng rất phát triển.
- Nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, vốn và khoa học kĩ thuật.
- Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng.
Phân bố ngành vận tải ô tô trên thế giới:
- Các nước có số ô tô bình quân trên 1000 dân lớn nhất (trên 300): Hoa Kì, Ca-na-đa (Bắc Mĩ), châu Âu, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,...
- Các nước có số ô tô bình quân trên 1000 dân nhỏ nhất (dưới 50): các nước Nam Á. Trung Quốc, phần lớn các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á,...
Đây là khu vực có nền công nghiệp phát triển sớm và mạnh mẽ nhất trên thế giới. Sự ra đời của ngành vận tải đường sắt đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm của nền công nghiệp TBCN phát triển lúc bấy giờ.
⟹ Vì vậy ở các nơi này có mật độ mạng lưới đường sắt cao.
Áp dụng công thức tính Cự li vận chuyển trung bình:
Cự li vận chuyển = Khối lượng luân chuyển / Khối lượng vận chuyển (km)
Kết quả, lần lượt là:
+ Đường sắt: 325,0 km (2 725 400 / 8385)
+ Đường ô tô: 53,5 km
+ Đường sông: 93,0 km
+ Đường biển: 1994,9 km
+ Đường hàng không: 2348,9 km
+ Tổng số: 2299,1 km
Các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải:
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Các ngành kinh tế là khách hàng của giao thông vận tải. Những yêu cầu về khối lượng vận tải, cự li, thời gian giao nhận, tốc độ vận chuyển...của các ngành kinh tế là tiêu chí để lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển.
Ví dụ:
Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng.
Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải: đối với dầu khí, cần lựa chọn phương tiện vận chuyển tàu biển, di chuyển trên tuyến đường dài; mặt hàng hóa chất, vật liệu dễ cháy đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn...
+ Sự phát triển và phân bố các hoạt động kinh tế, đặc biệt là công nghiệp sẽ hình thành nên các mạng lưới giao thông vận tải khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng mới khai thác.
Ví dụ: Các trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng thời là hai đầu mối giao thông vận tải của nước ta.
+ Công nghiệp cơ chí chế tạo ra máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (sản xuất ô tô, máy bay, tàu biển, đường ray, hệ thống logistic...); công nghiệp xây dựng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng về cầu cống đường sá...cho giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
+ Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn, hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.
+ Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch, tac-xi), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,...).
Một số dẫn chứng:
- Ở miền núi sông ngòi ngắn và dốc thì không thể nói tới sự phát triển ngành giao thông vận tải đường sông; ở những quốc gia nằm trên các đảo, chẳng hạn như Anh và Nhật Bản, ngành vận tải đường biển có vị trí quan trọng. Ở những vùng gần cực, hầu như quanh năm có tuyết phủ thì bên cạnh các phương tiện vận tải thô sơ như xe kéo, máy bay là phương tiện vận tải hiện đại duy nhất.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông, nhưng không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà.... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc và nước ta nổi tiếng với nhiều cây cầu: cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền, cầu Mỹ Thuận, cầu Nhật Tân,..
- Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đường sắt. Vận tải ô tô cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc. Phương tiện vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và tránh ăn mòn do cát bay. Vận tải bằng trực thăng có ưu việt. Vận tải bằng gia súc (lạc đà) là phổ biến.
- Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể "cô lập”, “tự cấp tự túc” của nền kinh tế.
- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, giúp thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
- Giúp thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.
Các phương tiện vận tải thành phố: xe điện, xe máy, xe đạp, xe buýt, ta-xi, tàu điện ngầm,...
Tác động của ngành công nghiệp tới dự phát triển và phân bố, cũng như hoạt động của ngành giao thông vận tải:
- Công nghiệp phát triển sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên-nhiên liệu từ vùng khai thác đến nơi sản xuất cũng như sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
- Xu hướng toàn cầu hóa, ngoại thương quốc tế được đẩy mạnh ⟶ thúc đẩy vận tải quốc tế được mở rộng.
⟹ Tủy thuộc vào nhu cầu vận chuyển của các ngành sản xuất sẽ lựa chọn loại hình vận tải phù hợp.
- Công nghiệp cơ chí chế tạo ra máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của ngành giao thông (sản xuất ô tô, máy bay, tàu biển, đường ray, hệ thống logistic...); công nghiệp xây dựng cầu cống đường sá...cho ngành giao thông.
⟹ Ảnh hưởng đến sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải.