Những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.
- Tài nguyên đất: đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, ô nhiễm, sa mạc hóa,...
- Tài nguyên sinh vật: rừng bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi trọc tăng; nhiều loài động, thực vật bị tuyệt chủng hoặc đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng,...
- Con người đã sản xuất được các loại vật liệu mới thay thế một phần nào đó nguyên liệu khoáng sản. Ví dụ: sản xuất các chất độc tổng hợp thay thế các chi tiết bằng kim loại,...
- Nhờ tiến hộ khoa công nghệ, con người đã khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Ví dụ: từ dầu mỏ. ngoài việc chiết xuất xăng, dầu, người ta còn có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác.
- Do sự tiến hộ khoa học công nghệ, con người ngày càng phát hiện và khai thác được nhiều loại tài nguyên mới như việc sử dụng sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời,... để thay thế cho nguồn điện sản xuất từ than, dầu.
- Trong thời kì xa xưa, những tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng được rất hạn chế như: không khí để thở, nước để uống, các động, thực vật hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức án.
- Dần dần khi con người biết làm nông nghiệp, thì đất đai lại trở thành nguồn tài nguyên quan trọng.
- Công nghiệp phát triển, nguồn tài nguyên khoáng sản mới được khai thác và sử dụng mạnh mẽ làm công cụ sản xuất (quặng kim loại...), tiếp đến là nguyên liệu đốt cháy (dầu mỏ, khí đốt,..)
⟹ Việc mở rộng các danh mục tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, vào sự phát triển của xã hội.
Đặc điểm thị trường thế giới:
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu.
- Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.
- Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên lục trong những năm qua.
- Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới.
- Thương mại là khâu nối liền sản xuất với người tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
+ Có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.
Nhận xét:
- Các nước này chiếm tỉ trọng cao về giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kì, tiếp đến là Trung Quốc, CHLB Đức và Nhật Bản.
+ Giá trị xuất khẩu lớn nhất thuộc về CHLB Đức, tiếp đến là Trung Quốc, Hoa Kì,, Nhật Bản.
+ Giá trị nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kì, chiếm hơn 1/2 tổng giá trị xuất nhập khẩu, nhưng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu, vật cho ngành sản xuất lớn mạnh ở Hoa Kì.
- Hầu hết các nước đều có cán cân xuất, nhập khẩu dương; các nước có cán cân xuất nhập khẩu âm là Hoa Kì và Anh, Pháp chủ yếu là nhập khẩu nguyên nhiên liệu thô cho sản xuất trong nước.
Nhận xét:
- Các nước ở châu Âu, châu Á (kể cả Ô-xtrây-li-a, không kể Trung Đông), Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới lớn, nhất là ở châu Âu (chiếm 45%). Trong khi đó, các nước Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Trung Đông, Cộng đồng các quốc gia độc lập có tỉ trọng buôn bán nhỏ so với toàn thế giới (dưới 3%).
- Ở các nước có nền kinh tế phát triển, buôn bán nội vùng phát triển mạnh mẽ, nhất là châu Âu (73,8%), tiếp theo là Bắc Mĩ (56,0%), châu Á (50,3%); các nước ở châu Phi, Trung Đông, Trung và Nam Mĩ, Cộng đồng các quốc gia độc lập có tỉ trọng buôn bán trong nội vùng nhỏ và phần lớn các nước này là các nước đang phát triển.
⟹ Hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới chủ yếu tập trung ở các nước phát triển thuộc Bắc Mĩ, châu Âu và châu Á (Đông Á và các nước công nghiệp mới).
Khái niệm:
- Hàng hóa: Vật đem ra trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Bất cứ cái gì có thể đem ra thị trường để bán và thu được tiền đều có giá trị hàng hóa, đều trở thành hàng hóa: từ những vật phẩm tiêu dùng, vật tư, máy móc, các tác phẩm nghệ thuật, các bằng phát minh sáng chế, các loại dịch vụ,... cho đến tài nguyên, sức lao động.
- Dịch vụ: Trong thị trường, dịch vụ được hiểu là “vật” đem ra trao đổi trên thị trường (ví dụ như công vận chuyển hàng hóa, công chuyển tiền đến một địa chỉ nào đó).
- Vật ngang giá: Để làm thước đo giá trị hàng hóa (ví dụ, như giá hàng hóa quy ra thóc, vàng hay tiền,...), giữa người bán và người mua phải chọn vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền tệ.
Ảnh hưởng to lớn của ngành thông tin liên lạc với đời sống hiện đại:
- Thông tin liên lạc giúp thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia, châu lục trên toàn thế giới, người. Nhờ có thông tin liên lạc, chúng ta dễ dàng nắm bắt tin tức, tình hình kinh tế, chính trị xã hội, tự nhiên ở khắp mọi nơi (Mỹ, châu Âu, châu Phi, Nam cực lạnh lẽo...) thông qua mạng internet, thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu, hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các địa phương và các nước.
- Sự phát triển của thông tin liên lạc góp phần làm thay đổi các nhân tố phân bố sản xuất, tăng cường quá trình phi tập trung hóa trong hoạt động của các cơ sở kinh tế, văn hóa...; tăng cường khả năng phối hợp hành động của con người ở những nơi rất xa trên Trái Đất.
Ví dụ: Ngày nay, cùng với sự phát triển của dịch vụ internet và máy tính, điện thoại...hoạt động thương mại điện tử diễn ra một cách mạnh mẽ, con người từ khắp mọi nơi có thể dễ dàng mua - bán hàng hóa thông qua các chợ trực tuyến. Các ông trùm trong lĩnh vực này có: Amazon, Lazada, Alibaba...
Nhờ các thiết bị điều khiển từ xa, các hệ thống truyền dẫn thông minh, con người có thể dễ dàng điều khiển, quản lý các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia...
- Số máy điện thoại trên 1000 dân nhiều nhất (trên 500) ở Hoa Kì, Can-na-đa (Bắc Mĩ), Tây và Trung Âu, Nam Âu, Ô-xtray-li-a, Niu-Di-len, Nhật Bản,...
- Số máy điện thoại trên 1000 dân ít nhất (dưới 30): phần lớn các quốc gia ở Châu Phi, Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan, Lào..
Internet cho phép sử dụng các dịch vụ thông tin: Thư điện tử (E-mail), chat, trò chuyện (voice chat, messenger), thương mại, dịch vụ điện tử (E-business), một số dịch vụ công, các trang mạng xã hội (facebook, instagram...)