- Dùng để chỉ đường khi đi du lịch, đi đến một địa điểm bất kì (siêu thị, nhà hàng, bảo tàng,…) hoặc khi đi lạc đường.
- Xác định được vị trí địa lí, tọa độ địa lí một điểm, khu vực, vùng.
- Phân tích, nhận xét sự phân bố dân cư, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,…
Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:
Nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có tất cả:
- 360 kinh tuyến.
- 181 vĩ tuyến.
Những khó khăn về mặt kinh tế- xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển:
- Các nước đang phát triển phần lớn là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế- xã hội. Vì thế, để phát triển kinh tế các nước này đã đẩy mạnh việc khai thác các tài nguyên.
- Ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, tỉ lệ gia tăng dân số nhanh đã gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường.
- Tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học -kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả của chiến tranh, xung đột triền miên, nạn đói,... đã làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng.
- Nông nghiệp còn tiến hành theo lối quảng canh, nên ờ các nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm rấy phá rừng để lấy đất canh tác.
- Được giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở vật chất - kĩ thuật... các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước phát triển (chủ yếu là các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động không cần công nghệ cao, dễ gây nhiễm môi trường). Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển bao giờ cũng chịu phần nhiệt và phải trả giá đắt về sự ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Môi trường là một thể thống nhất và không tách rời nhau trên toàn bộ bể mặt Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người.
- Các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, mưa axit, ô nhiễm nguồn nước sông, hiển... Vì vậy, việc giải quyết vấn đồ môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người.
Phát triển bền vững là phát triển để thỏa mãn các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững hướng tới sự cân bằng giữa các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
- Các tiến bộ khoa học-kĩ thuật trong:
+ Công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới, kể cả những giống không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh,..
+ Công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,..).
+ Công nghệ năng lượng: phát triển theo hướng tăng cường sử dụng các dạng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt, thủy điện và năng lượng gió.
Những báo động về thủng tầng ô dôn, về sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính chính là những dấu hiệu về khủng hoảng môi trường, mất cân bằng sinh thái.
- Chức năng chủ yếu của môi trường địa lí
+ Là không gian sống của con người.
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
- Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, là môi trường sinh sống và phát triển của con người.
- Lịch sử đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm và vạch ra rằng: sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên muốn có sự thay đổi phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội.
- Trên thế giới, có nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, ngược lại có nhiều quốc gia khác, rất giàu tài nguyên, nhưng kinh tế - xã hội lại chậm phát triển.
- Ở nước ta trước đây, từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đến nay đã đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi điều kiện tự nhiên hầu như không (hoặc ít) có sự thay đổi.