Tia sáng Mặt Trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất. Nhưng do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Do đó, Trái Đất quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân phiên nhau.
Thông tin về Trái Đất
Trái Đất hay Địa Cầu là hành tinhthứ ba tính từMặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.
Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.
Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.
Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về hình dạng, kích thước và vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, học sinh có thể tham khảo một trong các cách sơ đồ hóa sau:
Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất hình cầu:
Giữa hai bản đồ tự nhiên Việt Nam có tỉ lệ 1: 10 000 000 và 1: 15 000 000 thì bản đồ có tỉ lệ bản đồ là 1: 10 000 000, có nghĩa là 1 cm trên bản đồ này ứng với 10 000 000 cm hay 100 000 m trên thực địa, còn bản đồ có tỉ lệ là 1: 15 000 000, có nghĩa là 1 cm trên bàn đồ này ứng với 15 000 000 cm hay 150 000 m trên thực địa.
Bản đồ có tỉ lệ lớn hơn là bản đồ có tỉ lệ 1: 10 000 000, bản đồ này thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn bản đồ có tỉ lệ là 1: 15 000 000.
Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau:
- Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
- Tỉ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
- Theo đề bài, ta có bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực tế và 25 km = 2 500 000 cm.
- Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ.
-> Khoảng cách giữa hai địa điểm đó trên bản đồ là: 2 500 000 : 500 000 = 5 (cm) trên bản đồ.