Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Vịt Con Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bọ Cạp

    - Mối liên hệ giữa Sự học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

    + Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

    + Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

    + Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.

    + Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử- Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

    - Ví dụ: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:

    + Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…

    + Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.

    + Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Soái ca Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    - Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành:

    + Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gic, xử lí sử liệu, điền dã,… Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)

    + Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

    + Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..

    - Ví dụ: dể khôi phục và làm nổi bật giá trị của khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau, như: khảo cổ học, địa lí học, văn học, kiến trúc, điêu khắc..

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lang băm Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công chúa béo

    - Một số ngành khoa học đang nghiên cứu về khu di tích Ch-chen Ít-da là: sử học, khảo cổ học, địa lí học; tôn giáo học, kiến trúc, nghệ thuật…

    - Mối quan hệ sử học với các ngành khoa học đó là quan hệ gắn bó, gần gũi, tương hỗ lẫn nhau.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vịt Con Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Điện hạ

    - Ví dụ:

    + Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích hiện tượng Trái Đất nóng lên

    + Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích cho em trai hiểu được tục ướp xác của người Ai Cập cổ đại; tục xăm mình của người Việt cổ…

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sếp trong nhà Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Điện hạ

    * Câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và bài học về sự đoàn kết

    Nội dung câu truyện: Giữa mùa thu năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, chủ tịch Hồ Chí Minh lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

    - Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

    Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

    - Mọi người đồng thanh đáp: Thưa Bác không ạ!

    Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

    - Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan củ một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không?

    Người tiếp tục căn dặn: đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung

    Nhận xét: Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    * Nguồn gốc câu truyện và cách thức sưu tầm:

    - Nguồn gốc: Câu truyện được dẫn theo sách Bác Hồ kính yêu của nhà xuất bản Kim Đồng.

    - Cách thức sưu tầm:

    + Lập danh mục các nguồn sử liệu, các kênh khai thác thông tin (sách báo, tạp chí, internet…) trong quá trình tìm hiểu

    + Chọn lọc, phân loại thông tin

    + Xác minh lại thông tin (đối chiếu nội dung câu truyện trong sách: Bác Hồ kính yêu với Tập 3 của seri phim tài liệu Khát vọng Hồ Chí Minh – Khát vọng Việt Nam; đối chiếu với các bài báo trên Internet…)

    1 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bắp

    - Vai trò của tri thức lịch sử:

    + Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

    + Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

    + Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

    - Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

    + Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

    + Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

    + Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • mineru Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    chang

    - Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hiện tại. Điều này được thể hiện ở việc:

    + Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

    + Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

    + Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Kẻ cướp trái tim tôi Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chàng phi công

    - Cách thức sưu tầm, thu thập sử liệu:

    + Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập

    + Thu thập thông tin thông qua các phương pháp: phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát,quan sát, điền dã.

    + Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

    - Cách thức xử lí thông tin, tư liệu:

    + Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá

    + Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.

    1 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thần Rừng Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Củ Đậu

    - Cần phải học tập lịch sử suốt đời, vì:

    + Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

    + Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

    + Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

    - Ví dụ 1: Những kiến thức lịch sử chúng ta được học ở trường phổ thông hiện nay chỉ là một phần nhỏ, cho ta biết những điểm nổi bật trong tiến trình phát triển của nhân loại (nói chung) và của dân tộc (nói riêng). Muốn hiểu biết đầy đủ, ngoài SGK, chúng ta cần phải đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu tri thức lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, như: các sách chuyên khảo; tạp chí nghiên cứu; phim tài liệu…

    - Ví dụ 2: Trước đây, chúng ta thường nhận định rằng, bước tiến hóa từ Người tối cổ thanh Người tinh khôn diễn ra cách ngày nay khoảng 4 vạn năm; hiện nay, thông qua nhiều nguồn sử liệu mới, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định mới rằng: người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm. Hoặc trong lịch sử dân tộc Việt Nam, trước kia, chúng ta cho rằng “Việt Nam có lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước”; tuy nhiên, thông qua các nguồn sử liệu về sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang, chúng ta đã có nhận thức mới rằng: lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho tới hiện nay là khoảng 2700 năm. Như vậy, tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, chúng ta cũng cần không ngừng học tập, tiếp thu tri thức mới.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sư tử hà đông Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Hằng Nguyễn

    - Để giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần:

    + Tôn trọng và có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

    + Sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những thành tựu văn minh tiến bộ của nhân loại để bổ sung và làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc

    + Phê phán, đấu tranh chống lại các hành động làm xấu, làm mai một đi bản sắc văn hóa truyền thống. Ví dụ: tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài khi giao tiếp dễ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Hươu Con Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Haraku Mio

    - Vai trò của tri thức lịch sử:

    + Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

    + Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

    + Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

    - Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

    + Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

    + Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

    + Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nai Con Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đội Trưởng Mỹ

    * Vai trò của tri thức lịch sử:

    + Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

    + Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

    + Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

    * Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

    + Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

    + Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

    + Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

    * Vì sao phải học tập và khám phá lịch sử:

    + Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

    + Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

    + Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời