Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Nai Con Lịch Sử Lớp 10
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Đi Bộ

    - Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa, mâu thuẫn tư sản với công nhân và nhân dân lao động,...

    - Nguyên nhân là do:

    + Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng.

    + Sự khác biệt về địa vị và quyền lợi của các nước đế quốc do sự chênh lệch về sức mạnh và kinh tế.

    + Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước đế quốc làm cho nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu mở rộng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.

    + Hiện tượng thiếu công bằng xã hội ngày càng thể hiện trầm trọng, sự chênh lệch giàu, nghèo trong xã hội ngày càng cách biệt.

    + Sự giác ngộ về chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt của công nhân ngày một nâng cao.

    2 23/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô Linh - Tiếng Anh THCS Lịch Sử Lớp 10
    6 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phúc Huy

    Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa vì:

    Do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất vì vậy các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

    Các thuộc địa sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chính quốc

    Các thuộc địa sẽ là nơi cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh.

    Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc

    2 23/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    3 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kẹo Ngọt

    - Cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kỹ thuật tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ti độc quyền.

    - Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn

    ⟹ Nhiều tổ chức độc quyền ra đời lũng đoạn đời sống kinh tế của các nước tư bản.

    - Sự tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng. Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh trong cả nước.

    1 23/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phúc Huy

    * Trong lĩnh vực Vật lí:

    - Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

    - Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ra Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri

    - Rô-dơ-pho có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất

    - Phát minh của Rơn-ghen về tia X vào năm 1895

    * Trong lĩnh vực Hóa học:

    - Định luật tuần hoàn của Men-đe-lê-ep, đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.

    * Trong lĩnh vực Sinh học:

    - Học thuyết Đác-uyn đề cập đến sự tiến hóa và di truyền.

    - Phát minh của nhà bác học Lu-i Pa-xto giúp chế tạo thành công vac-xin phòng bệnh chó dại.

    - Pap-lốp nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

    * Trong lĩnh vực kỹ thuật:

    - Sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh đã đẩy nhanh quá trình sản xuất thép, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng,...

    - Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.

    - Công nghiệp hóa học ra đời phục vụ ngành nhuộm, phân bón và thuốc nổ.

    - Phát minh ra điện tín giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh.

    - Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.

    - Tháng 12-1903, hai anh em người Mĩ chế tạo máy bay đầu tiên, ngành hàng không ra đời.

    1 23/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Trần Thanh Lịch Sử Lớp 10
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xuka

    Hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là:

    - Thống nhất đất nước, thị trường dân tộc được thống nhất.

    - Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức, I-ta-li-a và ở các nước hình thành các công ti độc quyền rồi đi đến chủ nghĩa đế quốc.

    - Chính cách thống nhất bằng quân sự góp phần khiến hai nước Đức và I-ta-li-a sau này trở thành những lò lửa chiến tranh.

    1 21/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • mineru Lịch Sử Lớp 10
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    『亗ADK』|ʚGVFɞ | Zenii ...

    Sự nghiệp thống nhất nước Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản vì:

    Về mục tiêu: đều nhằm thủ tiêu những tàn dư của chế độ cũ trong nước, vai trò kinh tế phát triển (Mĩ) hoặc thống nhất đất nước thông qua chiến tranh (Đức), loại bỏ sự thống trị của phong kiến nước ngoài và các thế lực phong kiến bảo thủ (I-ta-li-a), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

    Về lãnh đạo: quý tộc tư sản hoá (I-ta-li-a, Đức) hoặc tư sản (Mĩ).

    Về lực lượng: được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

    Về kết quả: Đức, I-ta-li-a được thống nhất, thành lập các nhà nước Liên bang, ban hành Hiến pháp mới. vai trò lãnh đạo của quý tộc tư sản hoá được tăng cường. Nước Mĩ chấm dứt chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Sau các cuộc thống nhất Đức, I-ta-li-a, nội chiến ở Mĩ thì các nước này nhanh chóng vươn lên trở thành những nước tư bản phát triển, chủ nghĩa tư bản đã dần trở thành hệ thống thế giới.

    0 21/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nấm lùn Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    chouuuu ✔

    * Diễn biến:

    - Ngày 12-4-1861, nội chiến bùng nổ.

    - Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

    - Ngày 1-1-1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ, nhiều nô lệ gia nhập vào quân đội miền Bắc, sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.

    - Ngày 9-4-1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.

    * Kết quả:

    - Chế độ nô lệ ở miền Nam bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

    - Nền kinh tế Mĩ đã vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX.

    2 21/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    3 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kẹo Ngọt

    Đặc điểm của nước Mỹ ở giữa thế kỉ XIX:

    - Giữa thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ tồn tại hai hiện tượng: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ. Nảy sinh mâu thuẫn giữa miền Nam với miền Bắc.

    - Nhờ điều kiện thuận lợi, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, cả công nghiệp và nông nghiệp nhưng chế độ nô lệ lại cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

    - Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.

    - Phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ ở miền Nam diễn ra mạnh mẽ.

    1 21/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mọt sách Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu chó

    Tình hình nước Đức giữa thế kỉ XIX:

    * Tình hình kinh tế:

    - Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, từ một nước nông nghiệp Đức trở thành nước công nghiệp.

    - Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

    * Tình hình chính trị:

    - Phân tán về chính trị, chia cắt lãnh thổ, thị trường không thống nhất. Điều này cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Yêu cầu lớn là thống nhất đất nước.

    * Tình hình xã hội:

    - Giai cấp công nhân ra đời nhưng còn non yếu.

    - Nhiều quý tộc, địa chủ chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa trở thành quý tộc tư sản hóa gọi là Gioongke.

    0 21/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mỡ Lịch Sử Lớp 10
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vi Emm ✔️

    Cách mạng công nghiệp đem lại hệ quả về kinh tế và xã hội:

    * Về kinh tế:

    - Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

    - Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

    - Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

    * Về xã hội:

    - Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.

    - Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

    0 21/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ma Kết Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bánh Quy

    * Ở nước Anh:

    - Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:

    + Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

    + Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

    + Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.

    + Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.

    + Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.

    + Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.

    + Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.

    * Ở nước Pháp:

    - Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra từ những năm 30 của thế kỉ XIX đến những năm 1850 - 1870, và có những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.

    * Ở nước Đức:

    - Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XIX và có những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất.

    1 21/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Ma Kết Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xucxich14

    * Đối với nước Pháp:

    - Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, công nghiệp Pháp đứng thứ hai thế giới, sau Anh.

    - Bộ mặt Pa-ri và các thành phố thay đổi rõ rệt.

    - Hệ thống đại lộ, nhà ga, cửa hàng,… được xây dựng thay thế các phố cũ chật hẹp.

    * Đối với nước Đức:

    - Giữa thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục.

    - Sản lượng than, sắt, thép,… tăng lên gấp nhiều lần.

    - Việc sử dụng máy cày, máy bừa, máy gặt,… và dùng phân bón hóa học trong nông nghiệp đã làm cho năng suất tăng cao.

    0 20/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời