Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Minh Thong Nguyen ... Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vi Emm ✔️

    Tên và sự nghiệp một số anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước:

    Ngô Quyền: Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bộ Kiều Công Tiễn, đap tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.

    Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt

    Lê Hoàn: Đập tan cuộc xâm lược của nhà Tống lần 1

    Lý Thường Kiệt: Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2

    Trần Hưng Đạo: Tổng chỉ huy quân đôi, lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 và 3.

    Lê Lợi: Lãnh đạo nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lật đổ ách thống trị của nhà Minh. Thành lập nhà Lê sơ

    Nguyễn Huệ: Lãnh đao khởi nghĩa nông dân Tây Sơn , cùng nhân dân đánh tan 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh.

    0 18/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mít Xù Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chuột Chít

    * Có thể trình bày bất kì cuộc kháng chiến tiêu biểu nào trong lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.

    * Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077):

    - Thập kỉ 70 của thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.

    - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến:

    - Giai đoạn 1:

    + Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh chặn thế mạnh của địch.

    + Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, gồm các thành: Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

    - Giai đoạn 2:

    + Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

    + Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ Bắc sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

    0 18/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thư Anh Lê

    - Nhà nước quân chủ ra đời, từng bước được sửa đổi và đến cuối thế kỉ XV dưới thời Lý - Trần thì được hoàn chỉnh.

    Sơ đồ nhà nước thời Lý – Trần:

    Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời gian nào? Vẽ sơ đồ nhà nước đó

    0 18/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Lê Thị Ngọc Ánh Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kẹo Ngọt

    Thời dựng nước, người Việt đã có một vài thành tựu tiêu biểu như:

    - Khoảng thế kỉ VII TCN, sau hàng chục vạn năm sinh sống và mở rộng vùng cư trú, các tộc người Việt cổ trên đất Bắc Việt Nam đã hợp nhất lại, dựng nên quốc gia đầu tiên: Văn Lang và sau đó là Âu Lạc.

    - Một nền văn minh lúa nước được hình thành với nhiều thành tựu văn hóa đặc sắc, như:

    + Biết dùng trâu bò và lưỡi cày kim loại, biết đắp đê phòng lụt, cấy lúa theo mùa.

    + Biết chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng bông, dệt vải, nung đồ gốm.

    + Biết làm nhà sàn để ở và tổ chức nhiều lễ hội,...

    1 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Xuka Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Minh Thong Nguyen ...

    * Đặc điểm:

    + Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại.

    + Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

    + Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

    * Điểm khác với phong trào đấu tranh giai đoạn trước:

    - Các triều đại trước phong trào đấu tranh của nhân dân thường nổ ra vào cuối triều đại, nhưng thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại.

    - Số lượng, quy mô và thành phần tham gia cũng đông đảo hơn so với các thời kì trước đó.

    * Ý nghĩa:

    - Chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta và nói lên mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội.

    - Làm cho chế độ phong kiến nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.

    1 16/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Tiểu Hổ Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chít

    Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là:

    Do chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng

    Hiện tượng tham nhũng, sách nhiễu nhân dân phổ biến.

    Bọn địa chủ, cường hào tiếp tục hoành hành ở nông thôn, ức hiếp dân lành. Nguyễn Công Trứ đã từng viết: “Cái hại quan lại là một, hai phần còn cái hại cường hào đến tám, chín phần”.

    Nhà nước huy động sức người, sức của vào việc xây dựng kinh thành, lăng tẩm, ...không chăm lo đến đời sống nhân dân khiến cho thiên tai, hạn hán làm cho mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

    2 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Xucxich14 Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vịt Con

    - Trong xã hội có sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt hơn so với các triều đại trước:

    + Giai cấp thống trị bao gồm: vua, quan, địa chủ cường hào

    + Giai cấp bị trị: các tầng lớp nhân dân lao động, đa số là nông dân.

    - Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với các thế kỉ trước:

    + Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.

    + Chế độ lao dịch nặng nề.

    + Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

    - Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, ngay từ đầu triều đại.

    0 16/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vợ nhặt Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cu Lì

    So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sớm dưới thời Nguyễn. Nếu như các triều đại trước, các cuộc nổi dậy diễn ra vào cuối triều đại, khi mà các triều đại đó trở nên thối nát và suy yếu thì các cuộc nổi dậy của thời Nguyễn đã nổ ra ngày từ đầu thế kỉ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

    Các phong trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn nổ ra liên tục với số lượng lớn. Trong đó, có một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như là khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

    0 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thần Rừng Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Tiểu Thái Giám

    Cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn phải chịu nhiều gánh nặng. Điều đó được biểu hiện qua:

    Phải chịu sưu cao thuế nặng

    Chế độ lao dịch nặng nề

    Thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra.

    =>Do đó, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

    So sánh với thế kỉ XVII:

    Đời sống của nhân dân ta cực khổ hơn so với những triều đại trước.

    Ở thời Nguyễn: “Xác đầy nghĩa địa/ Thây thối bên cầu/ Trời sảm đạm u sầu/ Cảnh hoang tàn đói rét”.

    Trong khi đó, ở thời Lê Sơ:

    “Đời vua Thái Tổ Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.

    0 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mỡ Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Người Dơi

    * Tích cực:

    - Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

    - Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.

    - Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

    - Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, ổn định tình hình đất nước, song hiệu quả chưa cao.

    * Hạn chế:

    - Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn thi hành nhiều chính sách sai lầm như:

    + Kìm hãm sự phát triển của ngoại thương.

    + Chính sách ngoại giao hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.

    + Chính sách cấm đạo khắt khe,...

    => Vì vậy, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

    0 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vi Emm ✔️

    * Giáo dục:

    - Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

    - Năm 1807, đã diễn ra khoa thi Hương đầu tiên.

    - Năm 1822, khoa thi Hội đầu tiên được tổ chức.

    * Tôn giáo:

    - Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa giáo.

    - Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển. Đình làng, đền thờ mọc lên ở khắp các xóm làng.

    * Văn học:

    - Văn học chữ Hán kém phát triển.

    - Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

    * Sử học:

    - Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống.

    - Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...

    - Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.

    * Kiến trúc: nổi bật là quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm: Nội thành Huế, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định, cột cờ Hà Nội,...

    * Nghệ thuật dân gian:tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ.

    0 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nấm lùn

    Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX:

    Ưu điểm của kinh tế thời Nguyễn:

    Nông nghiệp có chính sách nhằm phát triển nông nghiệp như: chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang, sửa đê điều…

    Thủ công nghiệp liên tục phát triển, đặc biệt là nghề làm gốm sứ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ..Chính điều đó giúp cho thủ công nghiệp nước ta ngày càng được tổ chức với quy mô lớn.

    Hạn chế của kinh tế thời Nguyễn:

    Những biện pháp phát triển nông nghiệp chỉ mang tính chất truyền thống, không có hiệu quả cao.

    Nghề thủ công công truyền thống không phát triển như trước

    Nội thương phát triển chậm chạp, ngoại thương còn dè dặt với các nước phương Tây.

    0 16/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời