Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Ma Kết Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Lê Jelar

    Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:

    Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.

    Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.

    Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.

    Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.

    Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.

    Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.

    Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.

    Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

    Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

    0 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kim Ngưu

    - Chủ trương “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời.

    - Kìm hãm sự phát triển của kinh tế, làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

    0 16/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Milky Nugget Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bánh Tét

    - Người thợ thủ công Việt Nam tài hoa, sáng tạo có thể làm ra các sản phẩm đẹp, chất lượng tốt.

    - Tuy nhiên, lại bị kìm kẹp bởi chế độ công tượng hà khắc, không có điều kiện để phát triển.

    2 15/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Lang băm

    * Nội dung cải cách hành chính của Minh Mạng:

    - Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

    - Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

    - Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

    * Ý nghĩa:

    - Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

    - Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

    - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Rùa Con Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thư Anh Lê

    * Thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI-XVIII:

    - Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

    - Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

    - Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

    - Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

    - Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

    - Kỹ thuật: Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

    * Ưu điểm và hạn chế:

    - Về khoa học: Đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

    - Về kĩ thuật: Đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.

    0 15/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Chồn Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gà Bông
    Loại hình nghệ thuậtThành tựu
    Kiến trúc – điêu khắcMột số công trình kiến trúc như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Tháp Bút ( Bắc Ninh)…
    Nghệ thuật dân gianTrên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...
    Nghệ thuật sân khấuNhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...

    Nhận xét:

    Qua những thành tựu nghệ thuật trên của nước ta thời bấy giờ đã cho ta thấy được:

    Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta rất đa dạng và phong phú. Thể hiện đậm nét riêng của mỗi địa phương

    0 15/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Đường tăng Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phô Mai

    * Đặc điểm:

    - Văn học chữ Hán: mất dần vị thế.

    + Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.

    - Văn học chữ Nôm: phát triển.

    + Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

    + Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

    - Văn học dân gian: phát triển.

    + Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…

    + Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời.

    * Ý nghĩa:

    - Đem lại sự đa dạng phong phú cho văn học Việt Nam.

    - Thể hiện năng lực sáng tạo của nhân dân và làm cho văn học mang đậm màu sắc nhân dân.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Heo Ú Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Bông

    * Khoa học:

    - Về sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên,… đặc biệt là bộ sử kí bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục.

    - Về địa lí: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

    - Về quân sự: Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

    - Về triết học: có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

    - Về y học: có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác…

    - Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm về nông học, văn hóa Việt Nam…

    * Kĩ thuật:

    - Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy,…

    - Một số thành tựu kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta nhưng không có điều kiện phát triển.

    0 15/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vợ là số 1 Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bắp

    - Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc phát triển và đạt nhiều công trình có giá trị: chùa Thiên Mụ, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương,... xuất hiện một số tượng nhân vật (vua, chúa,…) tranh vẽ chân dung.

    - Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành.

    - Nghệ thuật sân khấu phát triển: nhiều phường tuồng, phường chèo...

    - Ngoài ra còn phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hò, vè, si,...

    0 15/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cún ngốc nghếch Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Tiểu Thư

    Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương:

    Một số công trình nghệ thuật:

    Chùa Thiên Mụ (Thừa thiên – Huế)

    Chùa Tây Phương (Hà Tây)

    Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

    Một số làn điệu dân ca:

    Quan họ

    Hát dặm…

    => Nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII rất phong phú.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Gà Bông Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Lanh chanh

    * Điểm mới của văn học thế kỉ XVII - XVIII:

    - Văn học chữ Hán:

    + Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.

    + Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.

    - Văn học chữ Nôm: phát triển.

    + Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

    + Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

    - Văn học dân gian: phát triển.

    + Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…

    + Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời.

    * Điểm mới này nói lên: đời sống nhân dân ngày càng đa dạng, phong phú. Văn học, thơ ca không chỉ phát triển ở một bộ phận nữa mà được phổ biến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Biết Tuốt Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thùy Chi

    Ở các thế kỉ XVII – XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế của nước ta.

    Trước hết, làm cho đất nước ta chậm phát triển vì không đáp ứng được thành tựu khoa học – kĩ thuật.

    Không có điều kiện tiếp nhận những thành tựu khoa học – kĩ thuật phương Tây để phát triển kinh tế, khiến cho nền kinh tế bị kìm hãm và khó có thể phát triển.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời