Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Phan Thị Nương Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Củ Đậu

    - Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

    - Bên cạnh chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.

    0 15/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Gà Bông Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nguyễn Sumi

    Lúc bấy giờ nước ta có:

    Nho giáo

    Phật giáo, đạo giáo

    Thiên chúa giáo

    Trong những tôn giáo này, nho giáo đang từng bước suy thoái. Trong khi đó phật giáo và đạo giáo đang từng bước lấy lại vị thế của mình. Thiên chúa giáo phát triển lan khắp cả nước.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vợ nhặt Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Captain

    Một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung:

    Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm. Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước giải phóng dân tộc.

    Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

    Vai trò của Vua Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và Thanh:

    Nguyễn Huệ - Quang Trung là người có công lớn trong cuộc đập tan Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm. Ngoài ra, ông cong là người đem quân ra Bắc lật nhào Chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.

    => Như vậy, vua Quang Trung vừa có công lao trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước ta vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc Vĩ đại.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Bờm Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Rùa Con

    * Đặc điểm:

    - Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

    - So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

    - Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

    - Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

    - Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

    * Nguyên nhân thắng lợi:

    - Có sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

    - Tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ.

    - Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Milky Nugget Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Song Tử

    Phong trào Tây sơn đã có những công lao to lớn trong việc thống nhất đất nước ở nước ta. Đó là:

    Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.

    Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định.

    Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

    Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

    Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

    Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

    Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.

    Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.

    => Công lao của quân Tây Sơn vừa thống nhất đất nước vừa gắn với giành độc lập dân tộc.

    0 15/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nấm lùn Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cute phô mai que

    * Những việc làm của vua Quang Trung:

    - Xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc.

    - Thành lập chính quyền các cấp.

    - Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục, thi cử.

    - Tổ chức quân đội quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.

    - Đặt quan hệ ngoại giao hòa hảo với các nước láng giềng.

    * Đánh giá:

    - Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ chia cắt.

    0 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vi Emm ✔️ Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    * Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh:

    - Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

    - So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

    - Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

    - Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

    - Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

    0 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cáo Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vịt Con

    Bài hiểu dụ của vua Quang Trung có viết:

    “Đánh cho để tóc dài

    Đánh cho để đen răng

    Đánh cho nó chích luân bất phản

    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".

    Ý nghĩa câu nói này của vua Quang Trung là:

    Đánh cho để tóc dài
    Đánh cho để đen răng

    Nghĩa là đánh để bảo về và giữ gìn những phong tục tập quán lâu đời từ xa xưa của nhân dân ta.

    Đánh cho nó chích luân bất phản
    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

    Nghĩa là đánh tiêu diệt, đánh cho quân giặc không còn một mảnh áo giáp, không còn một chiếc xe nào để trở về, đánh để cho kẻ thù biết sức mạnh của dân tộc ta là một dân tộc độc lập có chủ quyền.

    =>Như vậy, ý nghĩa cuối cùng mà bài thơ này muốn nói đến chính là ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù phải điêu tàn và khẳng định nước Nam đã có chủ.

    0 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • chouuuu ✔ Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thư Anh Lê

    - Được lệnh chỉ huy, đánh quân xâm lược Xiêm, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút làm nơi quyết chiến với kẻ thù (khi đó thuộc dinh Trấn Định, Đàng Trong; nay thuộc tỉnh Tiền Giang).

    - Khúc sông này dài khoảng 7 km, rộng khoảng 1 km, hai bên bờ là cây cối um tùm, ở giữa có cù lao Thới Sơn rất phù hợp cho đặt mai phục.

    - Khi quân Xiêm tiến đến gần cửa sông, Nguyễn Huệ cho quân ra đánh, giả vờ thua trận, nhử địch vào trận địa mai phục của ta.

    - Địch chủ quan đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục của ta, quân ta từ 2 bên bờ và cù lao Thới Sơn lao vào đội hình của địch, các thuyền của địch hầu hết đều bị tan vỡ, khoảng 4 vạn quân chết tại trận, số còn lại bỏ chạy về nước.

    0 14/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô Linh - Tiếng Anh Tiểu Học Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Củ Đậu

    Một số câu ca dao về nghề thủ công:

    “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

    Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”

    “Tương Trúc làm nghề lược sừng,

    Tự Khoát đan thúng, Vĩnh Trung làm giành”.

    “Ước gì anh lấy được nàng

    Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

    “Làng Đam thì bán mắm tôm

    Làng Họa đan dó, làng Om quấn thừng”.

    0 14/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖

    * Sự hưng khởi của các đô thị biểu hiện:

    - Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

    - Thăng Long - Kẻ Chợ với 36 phố phường và 8 chợ trở thành đô thị lớn của cả nước.

    - Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà,... trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

    - Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ hơn, phồn vinh một thời.

    * Ý nghĩa:

    - Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

    - Tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

    - Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

    0 14/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Pé Thỏ Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sói già

    Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII xuất phát từ những nguyên nhân sau:

    - Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

    - Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

    - Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

    - Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.

    0 14/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời