* Nhận định của Cờ-lau Xva-bơ là chính xác.
* Chứng minh:
- Trước khi cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại nặng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
- Cuối thế kỉ XVIII, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, phát minh của các nhà khoa học như: Ghê-oóc Xi-môn Ôm, Mai-cơn Pha-ra-đây, Giêm Pre-xcốt Giun, E.K.Len… đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới – đó là năng lượng điện. Rất nhanh sau đó, điện năng đã được ứng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đưa nền của con người từ cơ giới hóa chuyển sang điện khí hóa.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
- Thành tựu: đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
- Tác động đến cuộc sống của em: Em có dịp tham quan bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và đã được chiêm ngưỡng chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang số hiệu 141-179. Chiếc đẩu máy xe lửa này được các kĩ sư Xí nghiệp đầu máy xe lửa Gia Lâm thiết kết vào năm 1964 - 1970, theo kiểu dáng công nghệ của thương hiệu đầu máy Mikado (Pháp). Đầu máy có một nồi hơi mang thể thể tích khoảng 4m3, phía sau là toa nhiên liệu có khả năng chứa 10 tấn than và 16m3 nước, đủ để kéo 20 toa khách lưu thông trên đoạn đường dài 50km.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
- Thành tựu: năng lượng điện
- Tác động đến cuộc sống của em: điện là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu, rất quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt và học tập của bản thân em. Vì, hầu hết các loại máy móc, thiết bị trong gia đình hay ở trường học… của em đều sử dụng nặng lượng điện. Ví dụ như: máy tính, Tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy chiếu, máy in…
- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là: động cơ hơi nước. Vì:
+ Trước khi máy hơi nước ra đời, con người đã sử dụng một số loại máy móc chạy bằng sức nước. Tuy nhiên, hạn chế của những máy móc này là phải: xây dựng nhà máy gần bờ sông nước chảy xiết, xa khu dân cư. Vào mùa đông, nước bị đóng băng, nên nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.
+ Khi máy hơi nước ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trên. Máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… không những vậy, nhờ phát minh này của Giêm Oát mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải (ví dụ: đầu máu xe lửa chạy bằng hơi nước; tàu thủy chạy bằng hơi nước…)
- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là: điện năng và các loại động cơ điện. Vì:
+ Điện năng là một nguồng năng lượng mới được phát minh ra và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay (đầu thế kỉ XXI), điện vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Với việc phát minh ra điện và các động cơ điện, nền sản xuất của con người đã có sự chuyển biến từ cơ giới hóa sang điện khí hóa.
* Bảng 1:
Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) | |
Thời gian | Tên phát minh |
Năm 1769 | Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đơn hướng |
Năm 1782 | Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước song hướng |
Cuối thế kỉ XVIII | Động cơ đốt trong ra đời, tiêu biểu là các phát minh của: Giôn Bác-bơ; Thô-mát Mít; Giôn Ste-phen… |
Đầu thế kỉ XX | Xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời. Tiêu biểu là: đầu màu xe lửa do Xti-phen-xơn chế tạo; tàu thủy Phơn-tơn.. |
* Bảng 2:
Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ hai (giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) | |
Lĩnh vực | Tên phát minh tiêu biểu |
Công nghiệp | Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm, Mai-cơn Pha-ra-đây, Giêm Pre-xcốt Giun, E.K.Len-xơ… |
Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện | |
Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều. | |
Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến. | |
Công nghiệp hoá học ra đời | |
Thông tin liên lạc | Phát minh ra máy điện tín |
Giao thông vận tải | Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay |
Dầu đi-e-zen là nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. |
- Tác động đối với xã hội
+ Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.
+ Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dần đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
+ Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,...
- Tác động đối với văn hóa:
+ Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu
+ Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người
+ Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp
- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:
+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
Thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần 2:
- Thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp:
+ Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789 - 1854) người Đức, Mai-cơn Pha-ra-đây (1791 - 1867) người Anh, Giêm Pre-xcốt Giun (1818 - 1889) người Anh, E.K.Len-xơ (1804 - 1865) người Nga,...
+ Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện
+ Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.
+ Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
+ Công nghiệp hoá học ra đời
- Thành tựu trong lĩnh vực thông tin liên lạc: phát minh ra máy điện tín
- Thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải:
+ Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay
+ Dầu đi-e-zen trở thành nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.
Người tối cổ:
Biết chế tạo công cụ bằng cách lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
Người tinh khôn:
Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo. Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên.
- Bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần 2:
+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề của cách mạng công nghiệp lần 2.
+ Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản
+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền
+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao
So với loài vượn cổ, Người tối cổ tiến hoá hơn ở điểm:
Cơ thể: Đi, đứng bằng hai chân; đôi bàn tay được giải phóng; hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Công cụ lao động: Công cụ mà Người tối cổ chế tạo ra là đồ đá được ghè đẽo một mặt.
- Thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp:
+ 1769, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đơn hướng. Đến năm 1782, ông chế tạo thành công chiếc máy hơi nước song hướng
+ Động cơ đốt trong ra đời, tiêu biểu là các phát minh của: Giôn Bác-bơ (năm 1791), Thô-mát Mít (1794), Giôn Ste-phen (1789)…
+ Đầu thế kỉ XX, xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời. Tiêu biểu là: đầu màu xe lửa do Xti-phen-xơn chế tạo (năm 1814); tàu thủy Phơn-tơn..
- Thành tựu có vai trò quan trọng nhất là: phát minh ra động cơ hơi nước. Vì:
+ Trước khi máy hơi nước ra đời, con người đã sử dụng một số loại máy móc chạy bằng sức nước. Tuy nhiên, hạn chế của những máy móc này là phải: xây dựng nhà máy gần bờ sông nước chảy xiết, xa khu dân cư. Vào mùa đông, nước bị đóng băng, nên nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.
+ Khi máy hơi nước ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trên. Máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… không những vậy, nhờ phát minh này của Giêm Oát mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải (ví dụ: đầu máu xe lửa chạy bằng hơi nước; tàu thủy chạy bằng hơi nước…)