Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Gà Bông Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gồm:

    Trước hết, chúng ta đã biết phát huy những truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của nhân dân ta đó là truyền thống đoàn kết và truyền thống chống giặc ngoại xâm.

    Đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do những người đứng đầu, người lãnh đạo trong mọi hoàn cảnh đã biết quy tụ được trí tuệ và ý chí chiến đấu của nhân tài và của toàn nhân dân.

    Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

    1 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Công Tử Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, người chỉ huy không phải là vua mà là thái úy Lý Thường Kiệt. Còn cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng tài khác.

    Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “ Tiên phát chế nhân”, đánh ngay vào âm mưu xâm lược của kẻ thù chứ không ngồi đợi giặc đến mới đánh. Còn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực hiện “ vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn rồi mới đánh.

    Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh cả về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu để giành thắng lợi quyết định. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, do kẻ thù rất mạnh nên các vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài, làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng.

    0 12/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Sư tử hà đông Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Friv ッ

    Một vài đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:

    Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

    Khởi nghĩa đã thành lập được đại bản danh và căn cứ để nghĩa quân đóng.

    So sánh cuộc kháng chiến thời lý, Trần:

    Giống nhau:

    Tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều chống kẻ thù hung hãn của phong kiến phương Bắc có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần.

    Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều gắn với tên tuổi của nhiều danh tướng tài ba và các vị vua kiệt xuất.

    Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang gây dựng lại nền độc lập cho dân tộc.

    Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều đi từ yếu đến mạnh để tiến lên đánh bại hoàn toàn kẻ thù xâm lược.

    Khác nhau:

    Cuộc kháng chiến thời Lý, Trần đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đã được độc lập, nhân dân cùng nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Còn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong lúc đất nước bị quân Minh xâm lược và đô hộ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra nhưng bị đàn áp.

    Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần sức dân đã được chuẩn bị ngay từ đầu còn khởi nghĩa Lam Sơn vừa khởi nghĩa vừa huy động lực lượng nghĩa quân, vừa đánh vừa gây căn cứ cho quân khởi nghĩa.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cà Rốt Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sói già

    - Thể hiện lòng căm thù giắc sâu sắc

    - Ý chí quyết tâm kháng chiến của quân và dân Đại Việt.

    0 12/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    1m52

    Dưới thời nhà Trần, nhà nước rất quan tâm đến với cuộc sống của nhân dân, chẳng hạn:

    Nông nghiệp: Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều.

    Thủ công nghiệp: Do nhà nước quản lí có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.

    Thương nghiệp: Chợ búa tấp nập. Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

    Tất cả những điều đó đã tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, làm cho nhân dân càng yêu quý độc lập, tự do của dân tộc, làm cho nhân dân càng thêm tin tưởng vào cơ nghiệp của nhà Trần. Vì thế, nên khi có giặc ngoại xâm nhân dân sẵn sàng cùng với triều đình chống giặc giữ nước.

    0 12/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mít Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phan Thị Nương

    Vào năm 1077 quân Tống kéo đến bên kia bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt kéo quân qua sông đánh rồi rút về. Tình thế căng thẳng. để khích lệ quân sĩ và làm cho giặc càng nao núng. Lý Thường Kiệt đã cho người vào đền thờ ở ven sông, ngâm to bài thơ:

    Nam quốc sơn hà nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

    Bài thơ đã khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

    Từ những lời tuyên ngôn ấy làm cho quân Tống khiếp sợ. Vì vậy, gần 40 ngày, quân giặc không tiến thêm được một bước nào nữa. Đến khi thời cơ xuất hiện, Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang sông, tiêu diệt quân Tống, buộc Quách Qùy phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cô Lệ - Tiếng Anh Tiểu học Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chít

    Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:

    Nhờ tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Đại Việt để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

    Nhờ tài chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn

    Do triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đen2017 Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chít

    Thể kỉ X mở đầu thời kì độc lập cũng là mở đầu quá trình phong kiến hóa của xã hội Việt Nam:

    Tầng lớp địa chủ ngày càng gia tăng

    Qúy tộc, địa chủ ngày càng chiếm nhiều ruộng đất

    Nhân dân nhiều nước nghèo khổ phải bán ruộng đất, bán con cái làm nô tì.

    Tình trạng phân hóa giàu nghèo càng tăng cao ở cuối thế kỉ XIII và thế kỉ XIV.

    Vào nửa sau thế kỉ XIV, một số vua Trần và quan chức cao cấp chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Nạn đói liên tục xảy ra. Mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt.

    Đến thế kỉ XII, đặc biệt là thế kỉ XIII, XIV xã hội rơi vào tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhà nước không giải quyết được. Từ đó dẫn đến giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhà nước không giải quyết được. Từ đó dẫn đến hậu quả: Cuộc đấu tranh của nông dân chống lại nhà nước phong kiến. Nhà Trần suy vong, Hồ Qúy Ly thực hiện cuộc cải cách lớn để cữu vãn tình thế - nahf Hồ được thành lập.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lớp Văn cô Thu Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thần Rồng

    Thủ công nghiệp:

    Trong nhân ân, các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đồ gốm men tráng ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hình lá… được trao đổi khắp nơi. Gạch trang trí hoa, rồng được bán và phục vụ xây dựng. Các nghề tô tượng, chạm khắc đá, làm đồ vàng bạc, trang sức, làm giấy nhuộm vải đề phát triển.

    Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đều thành lập các xưởng thủ công để rèn đúc vũ khí, tiền, đóng thuyền bè, may áo mũ cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đền đài.

    Thương nghiệp:

    Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành. Một sứ giả nhà Nguyên sang nước ta đã viết: “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la liệt”.

    Trên vùng biên giới Việt Trung, từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa vải, vải vóc, ngà voi, giấy, ngọc, vàng…đến trao đổi. Thuyền buôn các nước phong Nam cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông – Bắc. Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Lạch Trường (Thanh Hóa) cũng là một vùng hải cảng buôn bán.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Anh nhà tui Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Bắc Cực

    Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, là thời kì tổn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ. Đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kì thống nhất đất nước. Hoàn cảnh thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nhất là nông nghiệp.

    Nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp:

    Nhân dân tích cực khai hoang các vùng lãnh thổ các sông lớn và ven biển.

    Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.

    Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

    Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.

    Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.

    0 12/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Lớp Hóa cô Tuyết Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô chủ nhỏ

    - Nội thương và ngoại thương của nước ta đều phát triển

    - Nội thương: Các chợ làng, chờ huyện, chợ chùa móc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.

    - Ngoại thương: Khá phát triển, tuy nhiên chủ yếu buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

    0 12/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Xucxich14 Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bảnh

    Em nhận thấy, thủ công nghiệp nước ta đương thời:

    Các nghề thủ công nghiệp nước ta đương thời rất đa dạng, phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kĩ thuật cao như đúc súng, đóng thuyền.

    Mục đích của các nghề thủ công phục vụ cho nhu cầu trong nước là chính

    Chất lượng sản phẩm tốt.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời