Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Gấu Bắc Cực Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Hằngg Ỉnn

    Ý nghĩa:

    Thúc đẩy nông nghiệp ngày càng phát triển làm cho cuộc sống của nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, nền độc lập của dân tộc được củng cố.

    Tạo điều kiện cho sự hòa thuận giữa nhà nước và nhân dân.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đậu Phộng Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Trang Nguyễn

    - Phát triển tập trung, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.

    - Hỗ trợ nhau trong sản xuất

    - Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm

    - Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

    0 12/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Công chúa Tuyết Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Củ Gấu

    - Nhân dân: tích cực khai hoang, mở rộng sản xuất.

    - Nhà nước: ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:

    + Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

    + Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

    + Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.

    + Thủy lợi: được nhà nước quan tâm. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.

    + Nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

    1 09/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vợ là số 1 Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm
    TTThời gianTriều đại phong kiến
    1939 – 965Nhà Ngô
    2986 – 980Nhà Đinh
    3980 – 1009Nhà Tiền Lê
    41010 – 1225Nhà Lý
    51225 – 1400Nhà Trần
    61400 – 1407Nhà Hồ
    71428 - 1527Nhà Lê Sơ
    0 09/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cún Con Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Bông

    Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện:

    * Về tổ chức nhà nước:

    - Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

    - Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

    * Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.

    * Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

    * Về đối ngoại:

    - Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.

    - Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

    ⟹ Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

    0 09/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Hòa Thượng Lịch Sử Lớp 10
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê:

    Chính quyền trung ương có 3 ban: Văn ban, võ ban và tăng ban

    Chia nước thành 10 đạo

    Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê:

    Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

    Ở trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ

    Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã

    Các cơ quan như Ngự sự đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

    Cả nước chia thành 3 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh.

    Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền Lê.

    0 09/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Hằng Nguyễn Lịch Sử Lớp 10
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mọt sách

    Tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến:

    - Đối nội: Ổn định đời sống trong nước, thu phục lòng dân, đoàn kết nhân dân cả nước, góp phần bảo vệ độc lập tự chủ của dân tộc.

    - Đối ngoại: Giữ gìn được quan hệ với các nước láng giềng nhất là với Trung Quốc.

    0 09/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Sumi Lịch Sử Lớp 10
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kim Ngưu

    Những thay đổi cuộc cải cách hàng chính thời Lê Thánh Tông là:

    Ở trung ương, chức tể tướng và các chức đại hành khiến bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sự đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Ý nghĩa:

    Tạo ra bộ máy quản lí hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế.

    Tạo ra sự thống nhất trong bộ máy quản lí của nhà nước quân chủ mới.

    Tạo ra được uy lực và uy quyền của nhà vua trong việc cai quản đất nước.

    0 09/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Người Nhện Lịch Sử Lớp 10
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Laura Hypatia

    * Hai Bà Trưng:

    - Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

    - Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

    - Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

    - Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

    * Lý Bí:

    - Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

    - Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

    - Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

    * Triệu Quang Phục:

    - Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

    - Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

    * Khúc Thừa Dụ:

    - Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

    - Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

    * Ngô Quyền:

    - Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

    - Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

    1 09/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cún ngốc nghếch Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vi Emm ✔️

    * Liên tục:

    - Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.

    - Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722),…

    * Rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,...

    0 09/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Gấu chó Lịch Sử Lớp 10
    5 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    kieuanh✞(Gwyn ۝ Chúa ...

    * Nguyên nhân thắng lợi:

    - Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.

    - Sự lãnh đạo của Ngô Quyền, cùng nghệ thuật quân sự đặc sắc.

    * Ý nghĩa lịch sử:

    - Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    - Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

    - Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

    - Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

    0 09/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Ỉn Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chàng phi công

    Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa:

    - Lật đổ ách thống trị của nhà Lương.

    - Đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

    - Thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính của nhà Lương.

    - Cổ vũ tinh thần to lớn cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.

    1 09/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời