Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Cục Đất Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu chó

    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)

    - Tháng 3 - 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, quân khởi nghĩa chiếm được Mê Linh (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Đông Anh), Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) buộc thái thú Tô Định phải trốn về nước. Khởi nghĩa thắng lợi Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ở Mê Linh.

    - Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.

    - Ý nghĩa:

    + Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức, đô hộ của nhân dân Âu Lạc.

    + Khẳng định khả năng và vai trò của phụ nữ trong đấu tranh.

    * Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542 - 603)

    - Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ.

    - Năm 544, Lý Bí lên ngôi Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

    - Năm 545, nhà Lương đem quân sang xâm lược nước ta, Lý Nam Đế rút quân về Vĩnh Phúc rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục.

    - Năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương).

    - Năm 571, Lý Phật Tử (họ hàng với Lý Nam Đế), đem quân đánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi.

    - Năm 603, nhà Tùy đem quân sang xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

    * Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ:

    - Năm 905, Khúc Thừa Dụ đem quân đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ.

    - Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt và được nhân dân ủng hộ.

    - Ý nghĩa:

    - Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ.

    - Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

    3 08/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Sói Lịch Sử Lớp 10
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Củ Tỏi

    - Quy mô: rộng lớn, cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

    - Số lượng: nhiều, nổ ra liên tục.

    - Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

    - Kết quả: một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. Tuy nhiên, sau đó đều bị chính quyền đô hộ đàn áp.

    0 08/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Hươu Con Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Anh nhà tui

    * Về kinh tế:

    - Nông nghiệp:

    + Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

    + Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

    + Các công trình thủy lợi được xây dựng.

    ⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

    - Thủ công nghiệp, thương mại:

    + Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

    + Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

    + Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

    + Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

    * Về văn hóa, xã hội:

    - Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

    - Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

    * Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta và tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập về văn hóa của nhân dân ta.

    0 08/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Kẻ cướp trái tim tôi Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ỉn

    Mục đích của chính quyền đô hộ: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được. Vì:

    - Chính quyền đô hộ tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính đến cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.

    - Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

    - Nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn bảo tồn văn hóa dân tộc.

    0 08/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Củ Mật Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    * Về tổ chức bộ máy cai trị:

    - Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

    - Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    * Chính sách bóc lột về kinh tế:

    - Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

    - Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

    - Nắm độc quyền muối và sắt.

    - Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

    * Chính sách đồng hóa về văn hóa:

    - Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

    - Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

    - Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

    * Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

    => Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

    0 08/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Xucxich14 Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xuka

    - Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

    - Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

    - Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

    - Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

    0 08/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Đinh Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sunny

    Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách cai trị theo kiểu Hán.

    Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích đồng hóa dân tộc Việt Nam, sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc.

    0 08/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Su kem Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chuột nhắt

    Giống nhau:

    Nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu kết hợp với nghề thủ công.

    Ở nhà sàn, có nhiều lễ hội văn hóa dân gian.

    Khác nhau:

    Nội dung so sánhCư dân Văn Lang – Âu LạcCư dân Lâm Ấp – Chăm paCư dân Phù Nam
    Đời sống kinh tếPhát triển nghề dệt, làm gốmNghề thủ công đóng gạch xây tháp phát triểnBuôn bán phát triển
    Văn hóa – tín ngưỡngThờ cúng tổ tiên, thờ thần linhSớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáoSớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo
    1 08/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    1m52

    - Tình hình kinh tế:

    + Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

    + Ngoại thương đường biển rất phát triển.

    - Tình hình văn hóa:

    + Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn.

    + Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín.

    + Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

    - Tình hình xã hội:

    + Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.

    0 08/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nai Con Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Anh nhà tui

    * Kinh tế:

    - Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, trong đó có sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

    - Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

    * Văn hóa:

    - Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

    - Tôn giáo: theo đạo Hinđu giáo và Phật giáo.

    - Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

    * Xã hội:

    - Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

    + Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.

    => Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

    0 08/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Kẹo Ngọt Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    Nông nghiệp dùng cày ngày càng phát triển, cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi và đánh cá, làm nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.

    Sự chuyển biến trong kinh tế tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng và phổ biến.

    Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phảo có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này yêu cầu chống ngoại xâm được đặt ra. Những điều đó dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

    0 08/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Song Ngư Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ỉn

    - Văn hóa Óc Eo được hình thành trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) vào cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm.

    - Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III - V.

    0 08/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời