Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Lê Jelar Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bông cải nhỏ

    a/ Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kĩ thuật số, công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành

    - Kĩ thuật số gồm những yếu tố cốt lõi là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật và Dữ liệu lớn.

    + Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, Rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,…

    + Internet kết nối vạn vật có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua sắm thông minh, học tập trực tuyến,…

    + Dữ liệu lớn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lý nhà nước, giáo dục và đào tạo,...

    - Công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa ngành,... cũng đạt nhiều thành tựu to lớn.

    + Công nghệ sinh học gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tỉnh mới, chế biến và bảo quản thực phân, sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật,…

    + Ba công nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ di truyền), nuôi cấy mô và nhân bản.

    - Ngoài ra, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực vật lí với rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới, điện toán đám mây,...

    b/ Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo (AI)

    - Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh

    - Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, Rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,...

    - Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hoá và sổ hoá nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thông.

    1 15/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mít Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    - Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

    + Tiền đề từ những thành tựu của ba cuộc cách mạng trước đó

    + Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

    + Toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức đối với các nước.

    + Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu

    0 15/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • shinichiro Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    a/ Thành tựu cơ bản cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là tự động hoá dựa vào máy tính, internet, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử,…

    - Năm 1946, máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ. Sự ra đời của máy tỉnh điện tử đã dẫn đến tự động hoá trong quá trình sản xuất

    - Internet:

    + Năm 1957, Văn phòng Xử lý Công nghệ thông tin của Cơ quan nghiên cứu các Dự án kĩ thuật cao Mỹ (ARPA) đã phát minh ra Internet.

    + Năm 1969, internet được khai thác sử dụng.

    + Năm 1990, kĩ sư mạng điện toán người Anh tên là Tim Béc-nơ-ly, đã sáng tạo ra công cụ đơn giản và hầu như miễn phí để thu thập thông tin từ internet - một giao thức mang tên World Wide Web (WWW).

    + Từ năm 1991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động, web và internet phát triển động nhất với tốc độ chóng mặt.

    => Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hoá.

    - Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Từ đây, máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu,

    - Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông (điện thoại, ti-vi,...), thiết bị thu thanh và truyền hình (ra-đa, kinh thiên văn, vệ tinh nhân tạo,...), thiết bị y tế (tia X-quang, bức xạ,...),...

    - Bên cạnh đó con người còn đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực: chế tạo vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, sử dụng nguồn năng lượng mới, công nghệ sinh học,….

    b/ Giới thiệu về chiếc máy tính điện tử số đầu tiên

    - ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) là máy tính điện tử số đầu tiên do Giáo sư Mô-sờ-ly và học trò thiết kế vào năm 1943, được hoàn thành vào năm 1946. Đây là một máy tính khổng lồ với chiều dài 20 m, chiều cao 2,8 m.

    - ENIAC bao gồm: 18000 đèn điện tử, 1500 công tắc tự động, nặng hơn 30 tấn và tiêu thụ 140 KW/giờ. Máy tính có khả năng thực hiện 5000 phép toán cộng trong một giây.

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sói già Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cục Đất

    - Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

    + Tiền đề từ những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

    + Những nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

    + Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

    + Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới

    + Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên

    + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa.

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Thái Giám Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cute phô mai que

    a/ Cách mạng công nghiệp lần 3

    - Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

    + Tiền đề từ những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

    + Những nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

    + Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

    + Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới

    + Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên

    + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa.

    - Thành tựu cơ bản là: tự động hoá dựa vào máy tính, internet, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử,…

    b/ Cách mạng công nghiệp lần 4

    - Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

    + Tiền đề từ những thành tựu của ba cuộc cách mạng trước đó

    + Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

    + Toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức đối với các nước.

    + Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu

    - Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kĩ thuật số, công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành

    c/ Ý nghĩa:

    + Mức độ đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn.

    + Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.

    + Giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế to lớn.

    + Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.

    + Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin

    + Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới

    1 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vợ nhặt Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    * Nhận định của Cờ-lau Xva-bơ là chính xác.

    * Chứng minh:

    - Trước khi cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại nặng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

    - Cuối thế kỉ XVIII, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

    - Từ nửa sau thế kỉ XIX, phát minh của các nhà khoa học như: Ghê-oóc Xi-môn Ôm, Mai-cơn Pha-ra-đây, Giêm Pre-xcốt Giun, E.K.Len… đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới – đó là năng lượng điện. Rất nhanh sau đó, điện năng đã được ứng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đưa nền của con người từ cơ giới hóa chuyển sang điện khí hóa.

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Hổ Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô Độc

    * Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

    - Thành tựu: đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

    - Tác động đến cuộc sống của em: Em có dịp tham quan bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và đã được chiêm ngưỡng chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang số hiệu 141-179. Chiếc đẩu máy xe lửa này được các kĩ sư Xí nghiệp đầu máy xe lửa Gia Lâm thiết kết vào năm 1964 - 1970, theo kiểu dáng công nghệ của thương hiệu đầu máy Mikado (Pháp). Đầu máy có một nồi hơi mang thể thể tích khoảng 4m3, phía sau là toa nhiên liệu có khả năng chứa 10 tấn than và 16m3 nước, đủ để kéo 20 toa khách lưu thông trên đoạn đường dài 50km.

    * Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

    - Thành tựu: năng lượng điện

    - Tác động đến cuộc sống của em: điện là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu, rất quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt và học tập của bản thân em. Vì, hầu hết các loại máy móc, thiết bị trong gia đình hay ở trường học… của em đều sử dụng nặng lượng điện. Ví dụ như: máy tính, Tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy chiếu, máy in…

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Pé heo Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đinh Đinh

    - Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là: động cơ hơi nước. Vì:

    + Trước khi máy hơi nước ra đời, con người đã sử dụng một số loại máy móc chạy bằng sức nước. Tuy nhiên, hạn chế của những máy móc này là phải: xây dựng nhà máy gần bờ sông nước chảy xiết, xa khu dân cư. Vào mùa đông, nước bị đóng băng, nên nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.

    + Khi máy hơi nước ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trên. Máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… không những vậy, nhờ phát minh này của Giêm Oát mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải (ví dụ: đầu máu xe lửa chạy bằng hơi nước; tàu thủy chạy bằng hơi nước…)

    - Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là: điện năng và các loại động cơ điện. Vì:

    + Điện năng là một nguồng năng lượng mới được phát minh ra và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay (đầu thế kỉ XXI), điện vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

    + Với việc phát minh ra điện và các động cơ điện, nền sản xuất của con người đã có sự chuyển biến từ cơ giới hóa sang điện khí hóa.

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thần Rừng Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Cún

    * Bảng 1:

    Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)

    Thời gian

    Tên phát minh

    Năm 1769

    Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đơn hướng

    Năm 1782

    Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước song hướng

    Cuối thế kỉ XVIII

    Động cơ đốt trong ra đời, tiêu biểu là các phát minh của: Giôn Bác-bơ; Thô-mát Mít; Giôn Ste-phen…

    Đầu thế kỉ XX

    Xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời. Tiêu biểu là: đầu màu xe lửa do Xti-phen-xơn chế tạo; tàu thủy Phơn-tơn..

    * Bảng 2:

    Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ hai (giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

    Lĩnh vực

    Tên phát minh tiêu biểu

    Công nghiệp

    Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm, Mai-cơn Pha-ra-đây, Giêm Pre-xcốt Giun, E.K.Len-xơ…

    Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện

    Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.

    Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.

    Công nghiệp hoá học ra đời

    Thông tin liên lạc

    Phát minh ra máy điện tín

    Giao thông vận tải

    Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay

    Dầu đi-e-zen là nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thỏ Bông Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đậu Phộng

    - Tác động đối với xã hội

    + Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.

    + Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dần đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

    + Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,...

    - Tác động đối với văn hóa:

    + Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu

    + Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian

    + Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người

    + Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thần Rừng Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đậu Phộng

    - Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:

    + Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

    + Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

    + Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

    + Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

    1 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mít Xù Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chanaries

    Thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần 2:

    - Thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp:

    + Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789 - 1854) người Đức, Mai-cơn Pha-ra-đây (1791 - 1867) người Anh, Giêm Pre-xcốt Giun (1818 - 1889) người Anh, E.K.Len-xơ (1804 - 1865) người Nga,...

    + Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện

    + Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.

    + Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.

    + Công nghiệp hoá học ra đời

    - Thành tựu trong lĩnh vực thông tin liên lạc: phát minh ra máy điện tín

    - Thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải:

    + Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay

    + Dầu đi-e-zen trở thành nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.

    0 14/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời