- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất như: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy; internet, công nghệ thông tin; những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,...
- Em ấn tượng nhất với việc phát minh ra các nguồn năng lượng tái tạo, như: Năng lượng Mặt trời; Năng lượng gió, Năng lượng thủy triều; năng lượng sóng… Vì: các nguồn năng lượng này là năng lượng sạch và vô hạn (có khả năng tái tạo, không giống như năng lượng hóa thạch). Đặc biệt, khi sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta sẽ không thải ra môi trường các loại khí độc hại, từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở:
+ Kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.
+ Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức)
+ Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.
+ Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch (dầu mỏ, than đá,...), thách thức về bùng nổ và già hoá dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng.
- Trong thời kì hiện đại, nhân loại đã trải qua 2 cuộc cách mạng công nghiệp, là:
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn.
- Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp
+ Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất và quản lí.
+ Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ,... do đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.
+ Giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,...
+ Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hoá, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu.
+ Thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,…
- Những thiết bị sử dụng đến nguồn điện: ti vi; tủ lạnh; máy vi tính; máy giặt; nồi cơm điện; bếp điện từ; điện thoại…
(*) Bài viết tham khảo: Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có điện???
- Hiện nay, điện năng chính là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là thứ không thể thiếu trong sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Điện giúp cho chúng ta có thể làm tốt được nhiều việc từ chiếu sáng, giải trí, liên lạc, học tập, làm việc, vận hành máy móc. Vai trò của điện thì chúng ta không cần bàn cãi nữa. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, nếu như cuộc sống của chúng ta không có điện thì sẽ như thế nào không?
- Nếu không có điện, con người chỉ có thể làm việc vào ban ngày
+ Nhờ có điện mà chúng ta có bóng đèn chiếu sáng, từ gia đình tới công sở, cho tới những nơi công cộng.
+ Vì thế, nếu như không có điện thì thành phố của chúng ta sẽ không có những cảnh rực rỡ về đêm. Thay vào đó là những ánh đèn dầu hiu hắt trong đêm tối. Nó khiến con người khó có thể làm việc, vui chơi giải trí được trong bóng đêm.
- Nếu không có điện, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán hơn
+ Khi có điện, có internet và những thiết bị điện tử để chúng ta có thể xem những bộ phim hay, nghe những bản nhạc du dương, có thể lướt facebook tán ngẫu với bạn bè. Lên youtube xem được những clip hay, cập nhật những tin tức nóng hổi nhất từ bất kỳ nơi đâu.
+ Nhưng khi không có điện thì tất cả những điều đó đều là không thể, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên nhàm chán, mù tịt mọi thông tin. Ngay cả tới việc nghe thông tin từ loa phường cũng không thể được vì không có điện.
- Nếu không có điện, các thiết bị điện tử, máy móc sẽ trở thành đồ phế thải
+ Mọi thiết bị điện tử từ tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, máy vi tính, điện thoại di động,… và các loại máy móc khác đều chỉ có thể hoạt động được khi có điện.
+ Nếu như không có điện thì toàn bộ chúng đều sẽ trở thành đồ phế thải.
- Nếu không có điện, hầu hết mọi hoạt động của con người đều phải tiến hành bằng sức lao động thủ công
+ Hiện nay, cuộc sống của con người chủ yếu phụ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên, bất kể loại máy móc nào cũng không thể hoạt động được nếu như không có điện. Khi đó, mọi thứ con người đều phải làm thủ công, người nông dẫn sẽ quay về với cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, thay vì những chiếc máy cày, máy giặt, máy xay xát,…
+ Các cơ quan, doanh nghiệp sẽ tốn tới hàng tấn giấy để phục vụ cho công việc lưu trữ thông tin do không thể sử dụng được máy tính. Công nhân cơ khí sẽ trở thành những người thợ gò hàng chính hiệu. Đồng thời quạt nan sẽ trở thành món đồ không thể thiếu trong mùa hè oi bức bởi vì khi đó không có quạt điện hay điều hòa….
- Nếu không có điện, việc liên lạc trở lên khó khăn hơn
+ Hiện nay, việc liên lạc qua điện thoại, qua internet đã trở lên quá phổ biến. Nếu như không có điện thì những điều này là không thể.
+ Chúng ta chỉ có thể liên lạc được với nhau bằng thư từ, và cũng rất lâu thì mới có thể nhận được bởi khi không có điện thì máy bay, ô tô đều không thể hoạt động được nên không thể mang thư đi. Thay vào đó, những chú bồ câu đưa thư hay ngựa chính là phương tiện liên lạc chính.
Trên đây là những điều có thể xảy ra khi cuộc sống của chúng ta không có điện. Quan điểm của các bạn ra sao về vấn đề này?
- Em đồng ý với ý kiến trên, vì: bên cạnh những tác động tích cực, thì các cuộc cách mạng công nghiệp cũng gây ra một số tác động, như:
+ Ô nhiễm môi trường
+ Tình trạng bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
* Giới thiệu về: tàu thủy Phơn-tơn
- Tài thủy Phơn-tơn ra đời vào năm 1807, chạy bằng động cơ hơi nước.
- Tàu được mang tên kĩ sư ngường Mĩ: Rô-bớt Phơn-tơn
- Ngay chuyến chạy thử đầu tiên khởi hành từ Niu-oóc, tàu đã chạy được khoảng 240km
* Giới thiệu về: bóng đèn sợi đốt (của Ê-đi-xơn)
- Tháng 1 năm 1879, Ê-đi-xơn bắt đầu chế tạo bóng đèn điện, chiếc đèn này sẽ phát sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thủy tinh hút chân không để chống oxy hóa, tuy nhiên nó chỉ cháy được vài giờ. Ê-đi-xơn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời chiếc bóng đèn cháy lâu hơn bằng cách dùng dây tóc là sợi vải tẩm carbon. Đến trưa ngày 21/10/1879, chiếc bóng đèn đã cháy được 45 giờ.
- Sau đó Ê-đi-xơn tiếp tục thực hiện nhiều thí nghiệm khác và cuối cùng vào ngày 31/12/1879 ông công bố phát minh bóng đèn điện sợi đốt của mình, một chiếc bóng đèn có sức chịu đựng cao trong môi trường chân không lớn, nó sẽ cháy sáng hàng trăm giờ. Sự kiện này đã làm nên sự thay đổi lớn của thế giới sau đó.
- Tuy nhiên Ê-đi-xơn không phải người đầu tiên phát minh ra bóng đèn điện, trước đây từng có ít nhất 22 nhà phát minh nghiên cứu về loại đèn này nhưng đèn sợi đốt của Ê-đi-xơn là hoàn chỉnh và mang lại nhiều tiện ích nhất cho cuộc sống con người.
* Trục thời gian tham khảo: một số thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
* Trục thời gian tham khảo: một số thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ hai
* Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần hai
- Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động,...
- Góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc,…
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.
* Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần hai
- Tác động về xã hội:
+ Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân
+ Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản
- Tác động về văn hóa:
+ Đưa đến những biến chuyển lớn lao trong đời sống văn hoá. Lối sống và văn hoá công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
+ Đời sống văn hoá tinh thần của người dân phong phú và đa dạng hơn
+ Sự giao lưu, kết nối văn hoá giữa các quốc gia, châu lục càng được đẩy mạnh,...
- Hạn chế của các cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Ô nhiễm môi trường
+ Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,…
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai gắn liền với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật trong rất nhiều lĩnh vực.
+ Phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
+ Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.
- Bối cảnh diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
+ Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.
+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+ Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu, như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),...
- Bối cảnh diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
+ Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.
+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+ Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu, như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),…