Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Tiểu Thái Giám Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cún ngốc nghếch

    * Cơ sở chính trị, xã hội:

    - Về chính trị: vào khoảng thế kỉ VIII-VI TCN, các nhà nước Hy Lạp và La Mã đã ra đời. Ở Hy Lạp, các thành bang A-ten và X-pac là điển hình cho thể chế dân chủ cổ đại; tại La mã, thể chế nhà nước điển hình là: cộng hòa quý tộc và đế chế

    - Về xã hội: xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm các lực lượng: chủ nô, bình dân, nô lệ:

    + Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế.

    + Bình dân là những người tự do, gồm nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ được giải phóng.

    + Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, bị chủ nô áp bức, bóc lột nặng nề.

    => Tác động: cơ sở chính trị - xã hội ở Hy Lạp và La Mã đã tạo ra một đội ngũ chủ nô, bình dân thành thị có nhiều thời gian nhàn rỗi, không bị bó buộc vào những khuôn khổ để sáng tạo văn hóa dựa trên sức lao động của nô lệ.

    * Sự kế thừa văn minh phương Đông:

    - Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông.

    - Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học,... và sáng tạo, phát triển những thành tựu đó ở mức cao hơn, khái quát hơn…

    0 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Soái ca Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bọ Cạp

    * Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân cư....:

    - Điều kiện tự nhiên: ở bán đảo Italia và bán đảo Ban-căng: phần lớn địa hình là đổi núi, xen giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp; đất đai khô cằn, trong lòng đất có nhiều khoáng sản; bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.

    => Tác động:

    + Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả; xã hội phân chia giai cấp và nhà nước xuất hiện muộn hơn so với phương Đông

    + Lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư. Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến việc ở Hy Lạp, La Mã tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ

    + Xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Hy Lạp và La Mã là: phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp

    + Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

    - Cơ sở kinh tế: ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Hình thức kinh tế điển trang trong nông nghiệp cũng phát triển.

    => Tác động: nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển đã giúp cư dân Hy Lạp và La Mã có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhiều quốc gia, dân tộc khác, từ đó cư dân Hy Lạp,La mã có điều kiện tiếp thu, học hỏi những thành tựu của nhiều nền văn minh khác để phát triển nền văn minh của mình ở trình độ cao hơn

    - Cơ sở dân cư:

    + Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người, như người E-ô-li-êng, người I-ô-niêng. người A-kê-ăng và người Đô-ni-êng

    + Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, hay còn gọi là người I-ta-li-ốt, sống ở đồng bằng I-ta-li-um. Về sau, một bộ phận người I-ta-li-ốt dụng lên thành Rô-ma nên gọi là người Rô-ma. Ngoài ra còn có người Gô-loa, E-tơ-rux-cơ, người Hy Lạp….

    => Tác động: sự đa dạng về thành phần tộc người sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, văn minh (do mỗi tộc người sẽ có những nét văn hóa khác nhau)

    0 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sunny Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công Tử

    a/ Cơ sở hình thành và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp, La Mã

    - Văn minh Hy Lạp, La Mã được hình thành dựa trên những cơ sở về: điều kiện tự nhiên; kinh tế; chính trị; xã hội; dân cư

    - Ý nghĩa:

    + Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

    + Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Hy Lạp, La Mã

    + Nhiều thành tựu văn minh của Hy Lạp, La Mã cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.

    b/ Bối cảnh hình thành và ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng

    - Bối cảnh:

    + Kinh tế và khoa học – kĩ thuật: uan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành; trình độ khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ.

    + Chính trị - xã hội: chế độ phong kiến chuyên chế và sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa; giai cấp tư sản mong muốn có hệ tư tưởng và nền văn hoá riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình nhưng lại bị hệ tư tưởng lỗi thời của Giáo hội Thiên chúa giáo và quý tộc phong kiến kìm hãm.

    + Văn hóa – tư tưởng: chủ nghĩa nhân văn được hình thành; nhiều trường đại học được thành lập giúp mở mang tri thức, dân trí của nhiều tầng lớp nhân dân châu Âu.

    - Ý nghĩa:

    + Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.

    + Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội; đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người.

    + Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu và nhân loại trong những thế kỉ sau đó;

    + Làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.

    0 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vịt Con Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖

    (*) Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn:

    - Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.

    - Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…

    - Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.

    - Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

    - Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:

    + Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…

    + Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.

    + Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen – tượng trưng cho núi Kailasa - nơi cư ngụ của thần Shiva.

    - Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

    1 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mít Xù Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    chang

    (*) Giới thiệu Lăng Ta-giơ Ma-han

    - Đền thờ Ta-giơ Ma-han tọa lạc tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, thuộc phía Bắc Ấn Độ. Ngôi đền được kiến trúc sư đại tài người Iran, ông Ustad Tsa vẽ thiết kế và với sự đóng góp của 20.000 công nhân và thợ thủ công. Đặc biệt là hơn 1.000 con voi được dùng để chở vật liệu từ nhiều vùng trong và ngoài Ấn Độ để xây dựng, khắc tạc nên ngôi đền diễm lệ, thanh cao.

    - Theo lịch sử Ấn Độ, việc xây dựng đền thờ Ta-giơ Ma-han gắn liền với câu chuyện tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Hoàng hậu đã qua đời ở tuổi 39 (sau khi sinh người con thứ 14), hoàng đế rất đau buồn và đã bạc trắng tóc chỉ sau một đêm. Hoàng hậu Mumtaz trước khi nhắm mắt đã đề nghị với hoàng đế xây cho mình một lăng mộ để kỷ niệm tình yêu của họ. Vì thế, ngay sau đó, hoàng đế đã cho xây dựng Ta-giơ Ma-han và tự mình theo dõi tiến độ công trình kiến trúc này để có được một món quà trọn vẹn dành cho người vợ quá cố của mình.

    - Đền thờ Ta-giơ Ma-han gồm có cổng chính, nhà thờ, vườn cây, lăng mộ và khu nghỉ. Đền được xây dựng trên một khu đất rất rộng và ở giữa là một tòa lâu đài là lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m, theo đạo Hồi số 4 tượng trưng cho sự bất diệt. Xung quanh được chạm khắc tinh xảo bằng đá quý và được trang trí nhiều họa tiết trang nhã mang lại vẻ đẹp tráng lệ vô cùng.

    - Năm 1983, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận đền thờ Ta-giơ Ma-han ở Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới.

    1 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lê Jelar Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm
     

    Ai Cập cổ đại

    Trung Hoa cổ - trung đại

    Ấn Độ cổ - trung đại

    Chữ viết

    - Chữ tượng hình (viết trên giấy Pa-pi-rút)

    - Giáp cốt văn

    - Kim văn

    - Tiểu triện,

    - Lệ thư

    - Khải thư….

    - Chữ Bra-mi

    - Chữ Phạn

    Tư tưởng,

    tôn giáo

    - Thờ các vị thần tự nhiên

    - Tin vào sự bất tử của linh hồn

    - Nho giáo

    - Đạo giáo

    - Tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ và sáng tạo ra nhiều tông phái mới

    - Phật giáo

    - Ấn Độ giáo

    Toán học

    - Phép đếm lấy số 10 làm sơ sở

    - Số Pi = 3.16

    - Sách Cửu chương toán thuật…

    - Hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9)

    Kiến trúc,

    Điêu khắc

    - Kim tự tháp

    - Tượng nhân sư

    - Vạn lí trường thành

    - Lăng Li Sơn…

    - Chùa hang A-gian-ta

    - Đại bảo tháp San-chi

    - Lăng Ta-giơ Ma-han

    Lĩnh vực

    khác

    - Lịch

    - Lưỡi cày

    - Bánh xe…

    - Kĩ thuật làm giấy

    - La bàn

    - Kĩ thuật in

    - Thuốc súng

    - Kinh Vê-đa

    - 2 bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta

    - Vở kịch Sơ-cun-tơ-la

    0 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • mineru Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công chúa béo

    (*) Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ấn Độ

    - Về chữ viết: sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là các loại: chữ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn),…

    - Văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la)….

    - Tôn giáo: Ấn Độ là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hinđu giáo, Phật giáo.

    - Về kiến trúc và điêu khắc, phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật, lăng mộ... tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; Đại bảo tháp San-chi; Lăng Ta-giơ Ma-han….

    - Về toán học: sáng tạo ra hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9); tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác…

    - Ngoài ra, văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại còn đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực Y học, Thiên văn học, Triết học,...

    (*) Ý nghĩa:

    - Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

    - Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.

    - Văn minh Trung Ấn Độ đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ ảnh hưởng ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á

    - Nhiều thành tựu văn minh của Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: hệ thống 10 chữ số…

    1 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Minh Thong Nguyen ... Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    - Cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại:

    + Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Ấn và Hằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ấn Độ.

    + Cơ sở kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp từng bước phát triển.

    + Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

    + Cơ sở xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Vác-na. Xã hội có sự phân hóa thành các đẳng cấp: Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra…

    + Cơ sở dân cư: đa dạng về tộc người, trong đó chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và A-ri-a ở miền Bắc.

    0 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Soái ca Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công chúa Tuyết

    (*) Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa:

    - Về chữ viết: sáng tạo ra chữ viết từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư,…

    - Về tư tưởng và tôn giáo:

    + Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…

    + Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa.

    + Phật giáo ở Trung Hoa cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.

    - Sử học: được khởi đầu từ thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên Bộ Sư kí do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng,

    - Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại.

    + Kinh Thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo.

    + Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

    + Tiểu thuyết chương hổi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là các tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kỉ của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…

    - Kiến trúc - điêu khắc: có nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là Vạn Lí Trưởng Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,...

    - Toán học:

    + Cuốn Cửu chương toản thuật được biên soạn dưới thời Hán, đã nêu ra các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau,...

    + Nhà toán học tiêu biểu là Tô Xung Chi Ông đã tính được số Pi (t) đến 7 chữ số thập phân.

    - Kĩ thuật: có bốn phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn…

    (*) Ý nghĩa:

    - Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

    - Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Trung Hoa.

    - Văn minh Trung Hoa đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...

    - Nhiều thành tựu văn minh của Trung Hoa cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển các nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: kĩ thuật làm giấy, la bàn…

    0 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lang băm Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    - Cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại:

    + Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Trung Hoa.

    + Cơ sở kinh tế: nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển, trở thành nghành kinh tế chính. Thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển mạnh.

    + Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

    + Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp: quý tộc và nông dân công xã (ở thời cổ đại); địa chủ phong kiến và nông dân (thời trung đại).

    + Cơ sở dân cư: người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà là tiền thân của Hán tộc sau này. Ngoài ra còn có người Mãn, Mông Cổ…

    0 13/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sói Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    - Kĩ thuật Ướp xác ra đời ở Ai Cập từ thời Cổ vương quốc khoảng năm 2700 TCN và tồn tại đến khoảng thế kỉ V.

    - Người Ai Cập có tục ướp xác vì họ tin vào sự bất tử của linh hồn. Họ cho rằng, khi con người chết đi, thì linh hồn vẫn tồn tại, thoát ra khỏi thể xác. Nếu như thân xác được giữ gìn, không bị phân hủy, thì sẽ có một ngày, linh hồn trở về với thể xác và con người sẽ tái sinh.

    - Kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập còn nhiều điều bí ẩn mà khoa học ngày nay chưa thể giải đáp cặn kẽ, tuy nhiên, về cơ bản: người Ai Cập sẽ loại bỏ các phần hoặc các bộ phận dễ phân hủy (ví dụ: nội tạng, não…), sau đó làm khô thi thể, quấn vải lanh, rồi cho vào quan tài

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Soái ca Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    - Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

    - Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

    - Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời