Văn phòng kinh tế của Bí thư Thành ủy được thành lập gồm nhiều chuyên gia kinh tế được đào tạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa, một số chuyên gia đã từng làm việc trong chính quyền Sài Gòn cũ, đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, người đã từng là Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ tướng và có thời gian là quyền Thủ tướng của chính quyền Sài Gòn cũ.Văn phòng kinh tế của Bí thư Thành ủy được thành lập gồm nhiều chuyên gia kinh tế được đào tạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa, một số chuyên gia đã từng làm việc trong chính quyền Sài Gòn cũ, đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, người đã từng là Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ tướng và có thời gian là quyền Thủ tướng của chính quyền Sài Gòn cũ.
Giới thiệu về W. Sếch-xpía.
Là nhà văn vĩ đại nhất của Anh thời kì Phục hưng và nhà viết kịch đi trước thời đại.
Được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh - "Thi sĩ của dòng sông Avon".
Các tác phẩm của W. Sếch-xpía, bao gồm cả tác phẩm hợp tác gồm 38 vở kịch, 154 bản sonnet, hai bản thơ tường thuật dài và vài bài thơ ngắn.
Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.
Tác phẩm tiêu biểu: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét,..
Tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu:
- Thiên chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo cải cách.
- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.
- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
Những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo:
- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo Hoàng.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lý giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo.
+ Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
+ Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển văn hóa-khoa học và cản trợ sự phát triển của giai cấp tư sản.
=> Vì vậy, giai cấp tư sản đòi thay đổi và cải cách tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
- Em ấn tượng với thành tựu “thuyết Nhật tâm” của Côpécních-chứng minh Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời, chống lại thuyết “Địa tâm” của Giáo hội Thiên Chúa.
- Vì: thành tựu này là chính xác với kiến thức khoa học hiện nay em được học ở trường. Đặc biệt, kiến thức Thiên văn học này sẽ hộ trợ em trong quá trình tìm hiểu và học tập các bộ môn như: Địa lí, Lịch sử,… giúp em hiểu biết và giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, ví dụ như: hiện tượng ngày dài hơn đêm…
Phong trào văn hóa Phục Hưng đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
- Văn học có những tác phẩm kịch, tiểu thuyết, như:
+ Tác phẩm: Thần khúc của Đan-tê.
+ Vở kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.
+ Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-téc.
+ Tác phẩm: Quyển thơ tình thứ nhất, Quyển thơ tình thứ hai của Pi-e Giôn-sát…
- Nghệ thuật đạt được những thành tựu lớn về hội họa, kiến trúc, điêu khắc, tiêu biểu với các tác phẩm
- Khoa học - kĩ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học, thiên văn học với những đóng góp của các nhà khoa học như: Cô-péc-ních; Bru-nô; Ga-li-lê…
- Biến đổi về kinh tế:
+ Các công trường thủ công, các công ty thương mại, các đồn điền lớn,…lần lượt ra đời, có quy mô ngày càng lớn.
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
- Biến đổi về xã hội:
+ Hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
+ Những giáo lí lỗi thời của Giáo hội Thiên Chúa là chỗ dựa của chế độ phong kiến chuyên chế, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cước bóc thực dân. Ở Việt Nam, Việt Nam từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:
+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Đà Năng, mở đầu cho quá trình xl Việt Nam.
+ Năm 1884, thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Đến năm 1945, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đã giành được độc lập.
Biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là sự xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản với một quan hệ bóc lột mới (quan hệ chủ - thợ).