Em thích nhất là thành tựu kim tự tháp Ai Cập Giza. Vì Đại Kim tự tháp Giza, cũng được gọi là Kim tự tháp Khufu hay Kim tự tháp Kheops là kim tự tháp cổ đại và lớn nhất nằm ở quần thể kim tự tháp Giza của Ai Cập, chỉ có duy nhất kim tự tháp này là nằm trong danh sách bảy kì quan thế giới cổ đại.
Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy cư dân Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học.
Câu nói ấy hoàn toàn đúng bởi sông Nin đem về cho họ:
Nguồn nước cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, đa dạng sinh vật
Mùa lũ, sông Nin bồi đắp phù sa, giúp thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Là con đường giao thông kết nối các vùng, giúp kinh tế Ai Cập phát triển.
- Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị Trung đại:
+ Các thành phố: Phi-ren-xê (Italia), Bru-ge (Vương quốc Bỉ)…
+ Các trường đại học: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)….
- “Thành thị như một bông hoa rực rõ nhất của Châu Âu thời Trung đại”. Điều này được thể hiện ở một số nội dung sau:
+ Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
+ Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
+ Sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
+ Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.
=> Thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa ở châu Âu có những biến chuyển rõ rệt, là cơ sở đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới.
Vai trò của thành thị trung đại:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Sự ra đời của thành thị trung đại:
- Nguyên nhân ra đời thành thị trung đại:
Do thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi. Thợ thủ công có thể bán các sản phẩm của mình làm ra để trao đổi lương thực, thực phẩm, do đó họ tự do hơn, có thể bỏ trốn hoặc chuộc thân phận tự do thoát khỏi sự kìm kẹp của các lãnh chúa lãnh địa.
Thợ thủ công sau khi được tự do đã tìm đến những nơi đông người qua lại: bến sông, bên cạnh các nhà thờ ,...để cùng sản xuất và buôn bán hàng hóa, dần dần xuất hiện các thị trấn, sau trở thành thành phố hay thành thị trung đại.
Một số thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại hoặc do lãnh chúa lập ra trên đất của lãnh địa để thu thuế của thợ thủ công và thương nhân.
- Đời sống kinh tế của cư dân thành thị trung đại:
Cư dân sống trong thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân (thị dân). Họ sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán. Họ lập ra các phường hội thủ công và các thương hội để giúp đỡ, tương trợ nhau, hạn chế sự sách nhiễu của lãnh chúa.
- Thiên Chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-sa-lem (Pa-le-stin ngày nay). Ban đầu nó là tôn giáo của những người nghèo khổ bị áp bức.
- Đến thế kỉ IV, đế quốc La Mã công nhận Thiên Chúa giáo là quốc giáo.
- Thời phong kiến, giáo hội Thiên chúa có thế lực rất lớn cả về chính trị, văn hóa, tư tưởng.
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là mối quan hệ giữa 2 giai cấp chủ đạo trong xã hội phong kiến Tây Âu.
- Đây là mối thống trị và bóc lột giữa giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến với giai cấp bị trị là nông nô.
- Hình thức bóc lột: Lãnh chúa phong kiến chi phối mọi mặt đời sống đời sống nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và sau đó nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- Nông nô phải thực hiện các nghĩa vụ đối với lãnh chúa từ nộp tô thuế và nghĩa vụ lao dịch, binh dịch.
Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu có những đặc điểm:
- Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.
- Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
- Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án, thuế khóa, tiền tệ, hệ thống đo lường riêng.
- Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài.
- Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động tô, thuế của nông nô.
- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống, xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc Rô-ma.
- Sau khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc-man đã:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, thành lập nhiều vương quốc mới, như: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt,...
+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã, sau đó chia cho các quý tộc thị tộc người Giéc-man.
+ Phân phong tước vị cho những người có công.
- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới.
+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
=> Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành.