Học sinh Trung học phổ thông được quyền viết bài để đăng báo. Bạn Linh có quyền được sáng tác những tác phẩm, bài viết của mình và gửi đăng cho các báo mà mình mong muốn.
- Đây là điều được Nhà nước rất khuyến khích, thể hiện quyền sáng tạo của công dân.
Nhà nước ta luôn quan tâm, đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Ví dụ như Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác.
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.
- Nhà nước đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển,...
Ví dụ:
- Quyền sáng tạo: Anh Trịnh Quốc Tuấn ở Bình Dương đã sáng chế ra chiếc máy ấp trứng cho gia cầm từ phế thải, giá thành rẻ, hiệu quả cao, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2010, anh đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng giải thưởng Sáng tạo trẻ.
- Quyền phát triển: Trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập, được hỗ trợ đi học. Những bạn học giỏi, đạt giải học sinh giỏi cấp Quốc gia được tuyển thẳng vào đại học. Những học sinh nghèo vượt khó học giỏi được hỗ trợ bằng học bổng để có thể tiếp tục quá trình học tập của mình (học bổng Panasonic, học bổng Lá xanh, học bổng Đèn Đom đóm,...)
- Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ta quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người để mỗi công dân có thêm cơ hội học tập phù hợp với khả năng của bản thân, điều kiện hoàn cảnh của gia đình để có thể học thường xuyên, học suốt đời.
- Không phải trong chế độ xã hội nào công dân cũng có quyền được học tập.
- Ví dụ, ở nước ta trong xã hội phong kiến có tới hơn một nữa dân số mù chữ. Còn những người biết chữ cũng chủ yếu là học ở tiểu học.
- Ngày nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang từng bước phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước, thể hiện chủ trương, quan điểm của đảng tất cả vì con người, thực hiện điều mong muốn của Bác Hồ “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây chính là tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta.
- Tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp (trường công, trường tư...)
- Chính sách của Nhà nước ta hiện nay là phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp THPT.
- Trẻ em đi học được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất.
Bên cạnh hệ thống trường lớp công lập, Nhà nước còn khuyến khích mọi đối tượng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục (mở thêm nhiều loại hình trường lớp ngoài công lập) để tạo điều kiện tối đa cho các em trong độ tuổi đến trường được đi học.
- Ngoài ra các đối tượng khác cũng được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để được học tập nâng cao trình độ, được bồi dưỡng kiến thức không ngừng.
Cơ hội học tập ngày càng nhiều hơn, quyền được học và được tự do chọn lựa trường h
Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định.
Bước 3:
- Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân có hiệu lực thi hành.
- Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có thể tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Bước 4:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu quyết định nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sẽ ra yêu cầu người cán bộ xã kia phải sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có).
- Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần thứ hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
- Ông cán bộ xã đã vi phạm pháp luật. Ông đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.
+ Em có thể tự mình sử dụng quyền tố cáo của mình để đưa sự việc lên cơ quan có thẩm quyền;
+ Giải thích cho gia đình bạn đó hiểu về quyền, trách nhiệm của họ trong việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi của con mình;
+ Nhờ Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường can thiệp;
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin mình biết cho cơ quan chức năng để làm rõ trách nhiệm của ông cán bộ xã về hành vi sai phạm của ông ta, ...
Khiếu nại | Tố cáo | |
Người có quyền | Cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại | Bất cứ công dân nào |
Mục đích | Khôi phục quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm | Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan. |
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo | Điều 12 – Luật Khiếu nại 2011 | Điều 9 – Luật Tố cáo 2011 |
Người có thẩm quyền giải quyết | - Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thứ trưởng ở cơ quan ngang bộ, Trưởng Thanh tra Chính phủ | - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo.- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo.- Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.- Các cơ quan tố tụng (Điều tra, Kiểm sát, Tòa án) nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu hình sự. |
- H tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng. Tuy nhiên, việc H hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán.
- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.
- Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, ngày bầu cử ở nước ta thường được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi người dân đều có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, những người ốm nặng không đến được địa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải cử người mang hòm phiếu đến tận nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình.
- Việc H làm thay bà và mẹ quyền bỏ phiếu trực tiếp, thực chất là vi phạm luật bầu cử.
Là học sinh lớp 12, để tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường, lớp, em và các bạn đã thực hiện cả hình thức dân chủ trực tiếp lẫn hình thức dân chủ gián tiếp
Cụ thể là:
Hình thức dân chỉ trực tiếp là tập thể học sinh bàn bạc, đề xuất và đưa ra các quy định chung về tổ chức các hình thức, nội dung học tập và sinh hoạt tập thể, các hoạt động nhân đạo tình nghĩa của lớp, trường trong phạm vi nội quy, điều lệ trường cho phép.
Dân chủ gián tiếp là bầu ra ban cán sự lớp thay mặt tập thể học sinh của lớp làm việc với ban giám hiệu với các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình điều hành để duy trì trật tự, kỉ cương học tập, sinh hoạt tại trường, lớp.