* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.
+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) tạo điều kiện để mở rộng buôn bán thông qua các cửa khẩu.
+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.
+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).
+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước cho sản xuất.
+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
+ Thị trường tiêu thụ lớn, cả ở trong và ngoài nước.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.
Tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì:
Thứ nhất, nó cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên ( khoáng sản, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản…) vốn có của vùng để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
Thứ hai, cho phép khai thác các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng. Đó là phát triển ngành thủy sản (Chăn nuôi, khai thác, chế biển), phát triển du lịch và mở rộng giao lưu, quan hệ với các nước khác thông qua các cảng biển nước sâu…
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mối liên kết kinh tế với các vùng khác trong cả nước và quốc tế thông qua quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh…
Cuối cùng, thúc đẩy sự phát triển KT và hình thành cơ cấu KT ở phần phía Tây của vùng. Hiện nay, hoạt động KT của vùng còn tập trung chủ yếu ở phía Đông, trong khi đó vùng phía Tây còn chậm phát triển.
Việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giúp cho việc khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vùng gò đồi, miền núi và hoàn thiện cơ cấu KT theo lãnh thổ của vùng.
* Nguồn lực phát triển công nghiệp:
- Vị trí địa lí (tài nguyên vị thế):
+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.
+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.
+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Nguồn lực tự nhiên:
+ Khoáng sản: có một số loại có giá trị như vật liệu xây dựng (cát thủy tinh, titan), dầu khí (ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).
Ngoài ra còn có vàng ở Bồng Miêu (Quàng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định), đá axít (Quy Nhơn, Phan Rang), sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nẵng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Quảng Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.
=> Các loại khoáng sản trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng....
+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.
+ Rừng: có nhiều loại gỗ quý, cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
+ Tài nguyên biển: Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản.
+ Tài nguyên đất, khí hậu, địa hình tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư tập trung ở các đô thị, là nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp.
+ Chính sách phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư…
* Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp:
- Công nghiệp (xây dựng) chiếm tỉ trọng tương đối khá trong cơ cấu GDP (36,6%).
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh trong vùng so với cả nước còn thấp.
- Cơ cấu ngành được hình thành theo thế mạnh của vùng, bao gồm:
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Quy Nhơn, Nha Trang, Tam Kì.
+ Công nghiệp cơ khí (lắp ráp, sửa chữa các phương tiện vận tải) phân bố ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
+ Công nghiệp đóng tàu: Đà Nẵng.
+ Công nghiệp hóa chất: Đà Nẵng, Nha Trang.
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển: lớn nhất là Đà Nẵng,tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng được giải quyết bằng cách:
Tăng cường khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày..
Ở những nơi có khí hậu khô hạn có thể đẩy mạnh việc chăn nuôi. Có thể chăn nuôi bò, dê, cừu.
Ở vùng ven biển tăng cường đánh bắt thủy sản gần bờ và xa bờ, sử dụng các đầm, phá để nuôi trồng thủy sản.
Khả năng giải quyết vấn đề lương thực – thực phẩm của vùng là hoàn toàn có thể. Một số phương án như:
Đẩy mạnh thâm canh cây lúa ở những nơi có điều kiện thuận lợi (đất phù sa,nguồn nước tưới), nhất là đồng bằng Phú Yên-Khánh Hòa, Ninh Thuận-Bình Thuận…
Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm với vùng trọng điểm lương thực từ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long….
Những thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
Vị trí địa lí:
Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.
Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.
Điều kiện tự nhiên:
Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu, vùng đồng bằng ven biển có thể sản xuất nông nghiệp
Ven biển có nhiều bãi tắm, bãi biển đẹp
Khoáng sản chủ yếu là dầu khí ở thềm lục địa và cát làm thủy tinh
Có nhiều tiềm năng để phát triển để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Mạng lưới giao thông, điện lưới ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện
Cơ sở vật chất đang được đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất đời sông.
Lịch sử khai thác lâu đời, người dân có kinh nghiệm, có nguồn lao động dồi dào…
Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.
Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.
Những khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
Khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào mùa hạ, chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam gây hạn hán nhiều khu vực
Diện tích sa mạc hóa ngày càng mở rộng
Sông mùa mưa nước lên nhanh, gây lũ lụt diện rộng, chịu ảnh hưởng bão từ biển.
Cơ sở vật chất còn khá nghèo nàn…
Cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Đó là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Về nuôi trồng và đánh bắt:
Biển có nhiều tôm, các và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá lớn nhất các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.
Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
Về du lịch biển: Đây là vùng có nhiều bãi biển đẹp nhất cả nước như: Mỹ Khê (Đà Nẩng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)…
Trong đó Đà Nẵng, Nha Trang là những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.
Về dịch vụ hàng hải: Biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng là vùng biển có nhiều cảng biển nước sâu như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Trong đó ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
Về khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối:
Vùng thềm lục địa của vùng biển có dầu khí và đã được khai thác ở phía Đông quần đảo Phú Qúy. Ngoài ra, khí hậu nắng cũng giúp cho hoạt động sản xuất muối diễn ra thuận lợi.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
- Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng, nâng cao vai trò cầu nối của vùng.
- Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7,8,9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
- Các tuyến giao thông đông tây nối liền cửa khẩu, giúp tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
- Một số cảng nước sâu được đầu tư xây dựng (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.
- Trung tâm công nghiệp Thanh Hóa: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản và sản xuất giấy.
- Trung tâm công nghiệp Vinh: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực – thực phẩm.
- Trung tâm công nghiệp Huế: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở BTB là do khai thác được tối đa các lợi thế về nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn của vùng, mang lại hiệu quả KT cao. Cụ thể :
Cấu trúc lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông – tây, nhưng lại kéo dài theo chiều bắc – nam.
Phía Tây là vùng đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía Đông là vùng biển rộng lớn.
Có nguồn tài nguyên (lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản) khá đa dạng, nhưng về cơ bản vẫn ở dạng tiềm năng chưa khai thác hiệu quả.
Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc, lịch sử…cho phép phát triển nhiều ngành KT để khai thác lãnh thổ hợp lý và hiệu quả nhất.
Việc hình thành cơ cấu KT N-L-NN góp phần hình thành cơ cấu KT chung của vùng, tạo thế liên hoàn trong phát triển KT theo không gian và giữ cân bằng sinh thái.
Trong khi cơ cấu KT công nghiệp còn nhỏ bé thì việc hình thành cơ cấu KT N-L-NN góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH của vùng.
=> Việc hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành cơ cấu KT chung của vùng, góp phần tạo ra cơ cấu ngành và tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu KT theo không gian.
Bắc Trung Bộ có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Theo đó, là từ vùng núi cao ở phía Tây đến các các vùng đôi thấp đến đồng bằng hẹp ven biển.
Tương ứng với các dạng địa hình như vậy, người dân ở đây đã hình thành những cơ cấu cây trồng vật nuôi khác nhau.
Ở vùng núi cao chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
Ở vùng đối núi thấp trồng cây hàng năm, chăn nuôi lợn gà..
Ở vùng ven biển chăn nuôi thủy sản
Như vậy theo lát cắt ngang của lãnh thổ, có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi.