Dân cư Nam Á phân bố không đều:
- Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các vùng có lượng mưa lớn: đồng bằng sông Hằng, đồng bằng ven biển chân núi dãy Gát Đông và Gát Tây và vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a.
+ Dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều đô thị trên 8 triệu dân (Niu Đê-li, Mum-bai, Côn-ca-ta...)
+ Do đây là khu vực đồng bằng, mưa lớn, khí hậu nóng ẩm, vị trí dễ dàng giao lưu với các khu vực trên thế giới.
- Thưa thớt ở vùng Tây Bắc và trên sơn nguyên Đê-can, đây là hai khu vực khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, mưa ít.
Các quốc gia:
(1) Pakixtan; (2) Ấn Độ; (3) Nê-pan; (4) Bu-tan; (5) Băng-la-đét; (6) Xri Lan-ca; (7) Manđivơ.
- Các con sông chính của Nam Á:
+ Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rập.
+ Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.
+ Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.
- Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
- Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.
+ Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km, rộng trung bình từ 320 – 400km.
+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250— 350km.
+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Khó khăn:
* Về tự nhiên:
- Khí hậu:
+ Quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới khô nên khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
+ Vùng nội địa bán đảo A-rập hình thành các hoang mạc lớn khô hạn, đất đai khô cằn, sông ngòi kém phát triển ⟹ khó khăn cho hoạt động phát triển kinh tế của vùng.
- Sông ngòi: kém phát triển.
- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.
- Dân cư –xã hội:
+ Khu vực dễ xảy ra tranh chấp xung đột về nguồn tài nguyên dầu mỏ, là miếng mối béo bở mà các nước tư bản luôn dòm ngó, xâu xé ⟹ chính trị bất ổn.
+ Mâu thuẫn nội bộ gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong khu vực.
+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo, xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan gây khủng bố, bắt cóc...
Sự phân bố các dạng địa hình chính của Tây Nam Á :
Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran nằm ở phía Đông Bắc. Sơn nguyên A-rap nằm ở phía Tây Nam. Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở giữa 2 khu vực trên
– Vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB-42o0 B; kinh tuyến 26oĐ-73oĐ.
+ Tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
– Đặc điểm vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới, được bao nhiêu bọc bởi một số biển và vịnh biển.
+ Vị trị nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.
Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành nước có thu nhập cao?
Trả lời:
Dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành nước có thu nhập cao
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
+ Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan, Nê-pan, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-phu-chia, Triều Tiên, Y-ê-men.
+ Các nước có thu nhập Trung Bình dưới: Liên bang Nga (Phần lãnh thổ châu Á), Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-da-ni, I-ran, Thái Lan, Xri-lan-ca, Phi-lip-pin.
+ Các nước có thu nhập trung bình trên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-xê-út, Ô-man, Ma-lay-si-a, Hàn Quốc.
+ Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, Xin-ga-po, I-xa-en, Cô-oét, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Bru-nây, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Công.
+ Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.