TRẢ LỜI:
Vì : Nhật Bản sớm thực hiện cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng.
Lời giải chi tiết
- Ấn Độ giáo: ra đời đầu thiên niên kỉ I trước Công nguyên tại Ấn Độ.
- Phật Giáo ra đời vào thế kỉ VI Công nguyên, tại Ấn Độ.
- Ki-tô giáo ra đời vào đầu Công nguyên, tại Pa-let-xtin.
- Hồi giáo: ra đời vào thế kỉ VII sau Công nguyên, tại Ả-rập- Xê-út
Bài làm:
* Nhận xét:
Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.
+ Giai đoạn từ năm 1800-1950 (150 năm): Tăng chậm (802 triệu người)
+ Giai đoạn từ năm 1950-2002 (52 năm): Tăng nhanh (2364 triệu người).
Dựa vào bảng 5.1 ta thấy:
- Châu Á có số dân cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới
- Châu Á chiếm gần 61% dân số của cả thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Châu Á bằng với tỉ lệ gia tăng tự nhiên của thế giới và chỉ thấp hơn tỉ lệ gia tăng tự nhiên của ChâuPhi (năm 2002).
- Sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 400 B:
+ Rừng và cây bụi lá cứng.
+ Thảo nguyên.
+ Hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Cảnh quan núi cao.
+ Hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Thảo nguyên.
+ Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
- Có sự thay đổi cảnh quan như vậy là do vị trí địa lí gần hay xa biển đã làm cho khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa:
+ Vùng phía Tây có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải mùa hè khô nóng, mùa đông có mưa, hình thành cảnh quan thiên nhiên thảo nguyên và rừng cây bụi lá cứng.
+ Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm, khí hậu mang tính lục địa khô hạn, hình hành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Ở khu vực dãy núi Thiên Sơn, địa hình cao > 5000 m đã hình thành cảnh quan núi cao.
+ Vùng ven biển phía Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và đón gió mùa nên khí hậu nóng ẩm, hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
Dựa vào hình 1.2 (SGK Trang 5) và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.
Hướng dẫn trả lời.
– Các sông lớn ở Bắc Á : Ô-bi, I-nê-nit-xây, Lê-na.
– Hướng chảy : từ nam lên bắc.
– Đặc điểm thủy chế : về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây lũ băng lớn.
* Y-a-gun (Mi-an-ma): nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ TB năm trên 250C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 250C, biên độ nhiệt năm khá nhỏ (70C).
- Lượng mưa lớn (2750 mm), phân mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 -10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* E Ri-át (Ả-rập-xê-út): nhiệt đới khô.
- Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt năm lớn (khoảng 200C), lượng mưa rất ít (82 mm).
+ Mùa hạ nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ cao nhất lên tới 370C, hầu như không có mưa.
+ Mùa đông lạnh khô, mưa ít.
* U-lan Ba-to (Mông Cổ): ôn đới lục địa.
- Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt rất lớn (khoảng 330C), lượng mưa ít (220 mm/năm)
+ Mùa hạ khô nóng (tháng 4 -9) nhiệt độ trên 100C, cao nhất là 250C; lượng mưa thấp.
+ Mùa đông lạnh, khô (tháng 10 -3): nhiệt độ xuống dưới âm 0C, thấp nhất là -80C, hầu như không có mưa.
Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á?
Bài làm:
+ Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
+ Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
+ Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
TRẢ LỜI:
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ cùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phần bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc đến nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: khí hâu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa.