Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Khi bạn dùng bút máy viết chữ trên giấy, lập tức xuất hiện nét chữ bằng mực. Hẳn bạn đã từng băn khoăn: vì sao khi bạn viết, mực trong bút máy lại liên tục chảy ra; còn khi bạn ngừng viết, mực lại không chảy ra nữa? Chúng ta hãy làm một thí nghiệm: Cắm một ống thuỷ tinh nhỏ vào trong cái cốc thuỷ tinh có đựng nước, nước liền nhanh chóng dâng cao lên bên trong ống, khi đó ta thấy mặt nước trong ống còn cao hơn mặt nước trong cốc thuỷ tinh. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng mao dẫn. Bút máy được thiết kế ra chính là ứng dụng nguyên lí mao dẫn này. Nó dựa vào một loạt các rãnh mao dẫn trên thân ngòi bút và khe hở nhỏ ở đầu ngòi bút mà vận chuyển mực từ trong ruột bút đến đầu ngòi bút. Khi viết chữ, đầu ngòi bút vừa chạm vào tờ giấy, mực liền dính lên giấy, lưu lại trên đó những nét chữ rõ rệt.
Khi ngừng viết, vì sao mực trong bút máy không chảy ra nhỉ? Chúng ta hãy làm thêm một thí nghiệm nhỏ nữa để làm rõ vấn đề này.
Lấy một tấm bìa cứng đậy lên miệng cốc thuỷ tinh đựng đầy nước, ép chặt tấm bìa và nhanh chóng lật ngược cả cốc nước và bìa lộn đầu xuống phía dưới, sau đó nhẹ nhàng bỏ tay ép tấm bìa ra. Khi ấy tấm bìa cứng bị hút chặt vào miệng cốc và đỡ lấy lượng nước đầy trong cốc. Sức mạnh nào đã đỡ được tấm bìa mà nhờ đó nước trong cốc thuỷ tinh không chảy ra ngoài? Đó là tác động của áp suất khí quyển. Chính là áp suất khí quyển đã đỡ được tấm bìa và nước trong cốc. Lúc không viết chữ, mực trong bút máy không chảy ra ngoài cũng bởi nguyên nhân đó, vì áp suất khí quyển bên ngoài ruột bút lớn hơn áp suất bên trong, cho nên có thể giữ mực lại.
Xem thêm...Mọi người đều có thể nhận thấy hiện tượng: viên gạch nằm ngang rất ổn định, dựng nó đứng thẳng lên thì rất dễ bị đổ nhào; cái chai đựng nửa chai nước đặt đứng trên mặt đất bằng phẳng thì rất ổn định, chai không hoặc chai đựng đầy nước thì tương đối dễ bị lật nhào. Từ hai sự việc kể trên, có thể thấy, muốn cho một vật thể ổn định, không dễ bị lật đổ thì cần phải thoả mãn hai điều kiện: một là diện tích đáy của nó phải lớn; hai là sức nặng của nó phải cố tập trung vào phần dưới, nói cách khác là trọng tâm của nó phải thấp. Trọng tâm của vật thể có thể xem là điểm tác động hợp lực của trọng lực đặt lên đấy.
Đối với bất kì vật thể nào, nếu diện tích đáy của nó càng lớn, trọng tâm càng thấp thì nó càng ổn định, càng khó bị đổ nhào. Ví dụ: các kiến trúc hình tháp bao giờ cũng là bên dưới phình, bên trên nhọn, khi xếp hàng hoá vận chuyển bao giờ cũng đặt vật nặng xuống dưới, vật nhẹ lên trên.
Nắm được các kiến thức đó rồi, chúng ta hãy quay lại xem xét con lật đật. Toàn bộ thân mình con lật đật đều rất nhẹ, song ở đáy của nó có một cục chì hoặc cục sắt hơi nặng, vì vậy trọng tâm của nó rất. Mặt khác, mặt đáy của con lật đật lớn mà tròn nhẵn, dễ đung đưa. Khi con lật đật nghiêng lệch về một phía, do điểm tựa (điểm tiếp xúc của nó và mặt bàn) bị chuyển động, trọng tâm và
điểm tựa không còn ở cùng trên đường thẳng góc nữa. Lúc ấy, dưới tác động của trọng lực, con lật đật sẽ đung đưa quanh điểm tựa cho đến khi khôi phục lại vị trí bình thường của nó. Mức độ nghiêng lệch của con lật đật càng lớn, khoảng cách ngang giữa trọng tâm và điểm tựa lại càng lớn, hiệu quả đung đưa do trọng lực sinh ra cũng càng lớn, xu thế khiến nó phục hồi về vị trí cũ cũng càng rõ rệt. Vì vậy, con lật đật có xô cũng không thể nhào đổ được.
Hiện tượng những vật thể vốn đứng yên, như kiểu con lật đật, sau khi bị những nhiễu động nhỏ mà có thể tự động phục hồi lại trạng thái thăng bằng ở vị trí cũ, trong vật lí người ta gọi đó là sự thăng bằng ổn định (cân bằng bền). Còn những vật thể hình cầu như quả bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, v.v. sau khi chịu ngoại lực tác động, có thể tiếp tục giữ thăng bằng ở bất kì vị trí nào thì loại trạng thái đó gọi là thăng bằng phiếm định (cân bằng phiếm định). Vật thể ở trạng thái thăng bằng phiếm định thì trọng tâm và điểm tựa của nó luôn luôn nằm trên cùng một đường thẳng và độ cao của trọng tâm không bao giờ biến đổi. Cây bút đặt nằm ngang trên bàn là một loại thăng bằng phiếm định, bất kể nó lăn tới đâu, độ cao của trọng tâm vẫn không biến đổi.
Xem thêm...
Xem đáp án tại đây: Giải Toán 9 Kết nối tri thức Bài 7: Căn bậc hai và căn thức bậc hai
Điểm trung bình của 3 bài nên tổng điểm 3 bài là \(6,7.3 = 20,1\)
Điểm trung bình của 4 bài ít nhất là 7,0 nên tổng điểm 4 bài ít nhất là \(4.7,0 = 28\)
Gọi điểm bài kiểm tra viết của Thanh là x \(\left( {0 \le x \le 10,x \in \mathbb{N}} \right)\)
Vì tổng điểm 3 bài là 20,1 và bài kiểm tra viết là x điểm nên tổng số điểm là \(20,1 + x\)
Để điểm trung bình của cả 4 bài được từ 7,0 trở lên thì tổng điểm của 4 bài ít nhất là 28 điểm nên ta có bất phương trình \(20,1 + x \ge 28\) từ đó ta có
\(x \ge 7,9\)
Mà \(0 \le x \le 10,x \in \mathbb{N}\) nên x nhỏ nhất là 8.
Vậy bạn Thanh cần tối thiểu 8 điểm để trung bình cả 4 bài kiểm tra từ 7,0 trở lên.
Xem thêm...Mình thấy trong bài này có đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-9-323314
- Hoàn cảnh: Sau khi lên nắm quyền (4-1975), chính quyền Pôn Pốt đã phát động chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.
+ Từ tháng 5-1975, quân Pôn Pốt gây ra nhiều vụ hành quân khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam như: đánh chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và xâm nhập nhiều vùng biên giới trên đất liền Việt Nam.
+ Ngày 30-4-1977, quân Pôn Pốt mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới tỉnh An Giang.
- Diễn biến chính: cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (từ ngày 30-4-1977 đến ngày 5-1-1978):
▪ Quân Pôn Pốt tấn công dọc tuyến biên giới, tàn sát dân thường...
▪ Cùng với việc tổ chức lực lượng vũ trang đánh lui quân địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình.
+ Giai đoạn 2 (từ ngày 6-I-1978 đến ngày 7-1 -1979):
▪ Quân Pôn Pốt tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 22-12-1978, quân Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công, làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực đối phương.
▪ Theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Cam-pu-chia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) được hoàn toàn giải phóng.
Xem thêm...Tham khảo đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-9-323314
Tham khảo đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-8-323311
Tham khảo đáp án ở đây nè https://vndoc.com/lich-su-12-ket-noi-tri-thuc-bai-8-323311
♦ Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội:
+ Đến năm 1974, về cơ bản miền Bắc đã khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thuỷ nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Cuối năm 1974, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trên một số ngành, lĩnh vực đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971. Đời sống nhân dân ổn định.
- Chi viện cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia:
+ Trong hai năm 1973 - 1974, miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Cam-pu-chia gần 20 vạn bộ đội. Đầu năm 1975 tăng thêm vào 57 000 bộ đội.
+ Miền Bắc tăng cường chi viện vật chất - kĩ thuật, bảo đảm đầy đủ nhu cầu cấp bách cho chiến trường miền Nam.
♦ Miền Nam đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
- Chiến đấu chống “bình định - lấn chiếm:
+ Từ tháng 3-1973, chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “binh định - lấn chiếm” vùng giải phóng.
+ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973), từ cuối năm 1973, quân dân miền Nam tiến hành các cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, đồng thời chủ động mở một số cuộc tiến công để mở rộng vùng giải phóng.
+ Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 - Phước Long (6-1-1975).
- Giải phóng miền Nam:
+ Hoàn cảnh lịch sử:
▪ Chiến thắng Đường 14 - Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của Quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế.
▪ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào dầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
+ Diễn biến chính: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng, trải qua ba chiến dịch lớn.
▪ Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975):Quân Giải phóng giành thắng lợi trong trận then chốt Buôn Ma Thuột, khiến hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển rồi sụp đổ. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
▪ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng, mở ra khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
▪ Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Trưa ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
+ Kết quả: Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ miền Nam cùng các đảo và quần đảo hoàn toàn được giải phóng.
Xem thêm...