Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hoá học của chất

Giải Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hoá học của chất với hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5 Cánh Diều trang 20, 21, 22.

1. Khoa học lớp 5 trang 20

Câu hỏi mở đầu trang 20 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số cách em có thể làm để biến đổi một tờ giấy.

Trả lời:

Một số cách em có thể làm để biến đổi một tờ giấy: Gấp đôi tờ giấy lại, vo viên tờ giấy, đốt cháy tờ giấy…

1. Sự biến đổi hóa học

Câu hỏi quan sát trang 20 SGK Khoa học lớp 5: Sự biến đổi của đường trong trường hợp nào dưới đây là biến đổi hoá học và trường hợp nào không phải biến đổi hoá học? Vì sao?

Trường hợp 1: Hoà tan đường trong nước.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hoá học của chất

Trường hợp 2: Đun nóng đường đến khi đường đổi màu và có mùi khét.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hoá học của chất

Trả lời:

Sự biến đổi của đường trong trường hợp 2 là biến đổi hoá học, trường hợp 1 không phải là biến đổi hóa học. Vì trường hợp 2 có sự thay đổi về màu sắc, mùi vị còn trường hợp 1 thì không.

2. Khoa học lớp 5 trang 21

Thực hành, thí nghiệm 1 trang 21 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu sự biến đổi của gạo

▪ Chuẩn bị:

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hoá học của chất

▪ Tiến hành:

- Quan sát màu sắc, ngửi mùi và nếm vị của gạo và cơm.

- Nghiền nhỏ một thìa gạo bằng bộ chày cối, quan sát màu sắc, ngửi mùi và nếm gạo sau khi nghiền nhỏ.

- Thảo luận:

+ Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi gì so với hạt gạo chưa nghiền?

+ Gạo và cơm có màu sắc, mùi, vị giống nhau không?

+ Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi gì?

Trả lời:

+ Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi trạng thái so với hạt gạo chưa nghiền: từ dạng hạt trở thành dạng bột.

+ Gạo và cơm có màu sắc, mùi, vị không giống nhau.

+ Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi về chất hay có xảy ra sự biến đổi hoá học.

Thực hành, thí nghiệm 2 trang 21 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu sự biến đổi của vỏ trứng

▪ Chuẩn bị: Ba mảnh vỏ trứng gà (kí hiệu 1, 2, 3), nước, giấm, hai cốc thuỷ tinh (A và B) và một khay đựng.

▪ Tiến hành:

- Đặt vỏ trứng 1 vào cốc A, vỏ trứng 2 vào cốc B, vỏ trứng 3 để nguyên trên khay (hình 4).

- Dự đoán vỏ trứng trong giấm, trong nước hay để nguyên sẽ bị biến đổi hoá học.

- Đổ giấm vào cốc A, đổ nước vào cốc B sao cho ngập vỏ trứng (hình 5). Quan sát hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc.

- Sau 5 phút, lấy vỏ trứng trong mỗi cốc ra khay, quan sát, chạm tay vào bề mặt vỏ trứng để cảm nhận và so sánh vỏ trứng 1, 2, 3 với nhau.

- Cho biết vỏ trứng nào bị biến đổi hoá học. Vì sao em biết?

- So sánh kết quả với dự đoán của em.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hoá học của chất

Trả lời:

- Dự đoán vỏ trứng trong giấm sẽ bị biến đổi hóa học.

- Hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc:

+ Vỏ trứng trong cốc giấm (cốc A) sủi bọt trên bề mặt;

+ Vỏ trứng trong cốc nước (cốc B) và vỏ trứng để nguyên trên khay không có hiện tượng gì.

- Sau 5 phút, lấy vỏ trứng trong mỗi cốc ra khay, quan sát, chạm tay vào bề mặt vỏ trứng để cảm nhận ta thấy vỏ trứng trong cốc giấm mềm hơn vỏ trứng ở hai cốc còn lại.

- Vỏ trứng 1 bị biến đổi hóa học do vỏ trứng mềm hơn không còn cứng như ban đầu.

- Kết quả giống với em dự đoán.

2. Một số ví dụ về sự biến đổi hoá học

3. Khoa học lớp 5 trang 22 

Câu hỏi quan sát trang 22 SGK Khoa học lớp 5: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hoá học của chất? Vì sao?

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 4: Sự biến đổi hoá học của chất

Trả lời:

Trường hợp thể hiện sự biến đổi hoá học của chất:

- Xi măng, cát và nước được trộn với nhau. Vì khi trộn 3 loại với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp mới có tính chất khác hẳn các chất ban đầu.

- Đinh sắt bị gỉ. Vì đã có sự tạo thành chất khác (gỉ sắt).

- Than củi bị đốt cháy. Vì đã có sự tạo thành chất khác (tro, khí các – bô – níc …).

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 22 SGK Khoa học lớp 5: Trong những cách em làm biến đổi tờ giấy, cách nào làm cho tờ giấy có sự biến đổi hoá học? Vì sao?

Trả lời:

Trong những cách em làm biến đổi tờ giấy, cách làm cho tờ giấy có sự biến đổi hoá học là: đốt cháy tờ giấy. Vì tờ giấy sau khi đốt cháy bị biến đổi thành chất khác (trở thành tro).

Luyện tập, vận dụng trang 22 SGK Khoa học lớp 5: Nêu ví dụ về sự biến đổi hoá học của chất trong thực tiễn và cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết sự biến đổi đó theo gợi ý sau.

Sự biến đổi hóa học của chất

Dấu hiệu nhận biết

?

?

Trả lời:

Sự biến đổi hóa học của chất

Dấu hiệu nhận biết

Đốt cháy cành cây khô

Sau khi đốt trở thành tro, không còn hình dạng cành cây ban đầu

Con dao để lâu ngoài trời

Dao bị gỉ

Thức ăn bị ôi thiu

Xuất hiện mùi khó chịu

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học lớp 5 Cánh Diều

    Xem thêm